Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khó thở

(Trở về mục nội dung gốc: 183/QĐ-BYT )

Nguyên nhân

Điều trị (liều khởi đầu)

Ghi chú

Viêm phổi

- điều trị bằng kháng sinh thích hợp nếu phù hợp với mục tiêu chăm sóc.

- người lớn không dung nạp với opioid: morphin 2-5mg uống hoặc 1-2mg tmc hoặc tdd, mỗi 2-4 giờ khi cần.

Nếu khó thở dai dẳng, chỉ định liều cố định mỗi 4 giờ và chỉ định thêm một liều cứu hộ bằng 10% tổng liều hàng ngày mỗi 60 phút khi cần thiết. Tăng liều cố định theo giờ khi cần thiết thêm 33% mỗi liều.

- nếu người bệnh có dùng phác đồ methadon thay thế: có thể cần dùng morphin liều cao hơn.

- morphin hoặc opioid khác chỉ nên được sử dụng nếu các điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây khó thở không thể có hiệu quả ngay lập tức hoặc không phù hợp với mục tiêu chăm sóc.

- dùng một chiếc quạt cầm tay thổi không khí vào vùng mặt có thể giảm bớt cảm giác khó thở do bất kỳ nguyên nhân nào.

- liệu pháp oxy có thể giúp giảm bớt khó thở. Tuy nhiên, oxy có thể kéo dài quá trình hấp hối và không hiệu quả giảm khó thở như morphin.

Hít sặc

- phòng ngừa hít sặc: tránh chất lỏng loãng, người bệnh chỉ nên ăn khi hoàn toàn tỉnh táo, ngồi thẳng và có sự trợ giúp.

- morphin như trên.

Ung thư phổi hoặc di căn phổi

- điều trị bằng morphin như trên.

- cân nhắc hóa trị hoặc xạ trị ung thư nếu có thể và phù hợp với mục tiêu chăm sóc.

Thuyên tắc phổi

- điều trị bằng morphin như trên.

- cân nhắc thuốc kháng đông phù hợp tình trạng ung thư nếu phù hợp với mục tiêu chăm sóc.

Phù phổi do tim

- lợi tiểu với furosemid.

- điều trị bằng morphin như trên.

Phù phổi không do tim

- điều trị bằng morphin như trên.

Tràn dịch màng phổi

- xem xét chọc tháo dịch nếu phù hợp với mục tiêu chăm sóc.

- điều trị bằng morphin như trên.

Xuất huyết phổi

- điều trị bằng morphin như trên.

Thiếu máu nặng

- điều trị nguyên nhân thiếu máu, nếu phù hợp với mục tiêu chăm sóc.

- truyền hồng cầu lắng, nếu phù hợp với các mục tiêu chăm sóc.

- điều trị bằng morphin như trên.

Yếu cơ ngực (xơ cứng cột bên teo cơ, các bệnh thần kinh khác)

- điếu trị bằng morphin như trên.

"tiếng nấc hấp hối" (ứ đọng dịch tiết ở đường hô hấp trên)

- hyoscine butyl bromid 20mg, mỗi 6 giờ uống, tmc hoặc tdd cố định theo giờ và/hoặc khi cần thiết.

- điều trị bằng morphin như trên

Copd giai đoạn cuối

- điều trị tích cực với thuốc giãn phế quản và corticoid.

- nếu khó thở vẫn dai dẳng dù đã tối ưu hóa điều trị copd, sử dụng morphin bắt đầu bằng một nửa liều khởi đầu thông thường: 2,5 - 5mg uống hoặc 1-2mg tdd hoặc tmc, mỗi 2-4 giờ khi cần.

Nếu khó thở vẫn dai dẳng, dùng liều cố định mỗi 4 giờ và kê thêm một liều cứu hộ bằng 10% tổng liều hàng ngày, mỗi 60 phút khi cần thiết. Tăng liều cố định khi cần thiết thêm 33% mỗi liều.

- khi điều trị bằng morphin, theo dõi các dấu hiệu gợi ý tình trạng tăng co2 (an thần).

Bệnh phổi mô kẽ giai đoạn cuối

- xem xét dùng thử corticoid liều cao.

- morphin bắt đầu bằng một nửa liều khởi đầu thông thường: 2,5 - 5mg uống hoặc 1-2mg tmc hoặc tdd, mỗi 2-4 giờ khi cần thiết. Nếu khó thở vẫn dai dẳng, dùng liều cố định mỗi 4 giờ và kê thêm một liều cứu hộ bằng 10% tổng liều hàng ngày, mỗi 60 phút khi cần thiết. Tăng liều cố định khi cần thiết thêm 33% mỗi liều.

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20220218183_QD-BYT_502118.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 183/QĐ-BYT

  • Khó thở
  • Ho
  • Buồn nôn/nôn
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đau vùng miệng và nuốt đau
  • Yêu/mệt mỏi
  • Sốt
  • Mất ngủ
  • Ngứa da
  • Loét tì đè (loét áp lực - loét do nằm lâu)
  • Tổn thương da do ung thư
  • Tăng canxi máu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Quản lí yếu tố nguy cơ sức khoẻ

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chăm sóc cuối đời

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Truyền thông giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các yếu tố cần xem xét khi chọn lựa thuốc điều trị:
    Tổng quan về y học gia đình
    Câu 4 - đánh giá
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space