Các bước phân tích
Trước khi đọc điện tâm đồ, phải nắm vững tuổi, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, lý do chỉ định đo điện tâm đồ của bệnh nhân.
Ngoài ra, còn nên biết thêm sơ lược bệnh án, hình ảnh X quang, các kết quả xét nghiệm khác và nhất là hai vấn đề sau đây:
Người bệnh nhân gầy béo, cao thấp ảnh hưởng rất nhiều đến vị trí đặt các điện cực, từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh của phức bộ và biên độ sóng, dẫn đến ảnh hưởng các tiêu chí chẩn đoán. Ví dụ trường hợp bệnh nhân có tràn dịch màng phổi, khí phế thủng, lồng ngực dãn rộng, bóng tim hướng xuống dẫn đến hình ảnh khác. Ví dụ bệnh nhân đang có béo phì bụng, chướng hơi vùng bụng dẫn đến bóng tim nằm ngang.
Chúng ta cũng cần biết có đang dùng thuốc trợ tim hay thuốc chống loạn nhịp dài ngày không? Nhất là digitan và quinidin…vì các thuốc này tác động rất nhiều đến hình dạng điện tâm đồ và dễ làm sai lạc chẩn đoán cơ bản.
Kiểm tra
Kiểm tra kỹ thuật ghi điện tâm đồ, phát hiện ghi sai vị trí điện cực thông thường là ở các chuyển đạo trán như lắp ngược điện cực aVR, aVL. Chú ý các qui ước thang đo cường độ điện thế và tốc độ chạy của băng ghi hình.
Cụ thể, qui ước thông thường là chiều cao 1 ô lớn tương đương 5mV. Tuy nhiên nếu có nhiều sóng có biên độ lớn, máy sẽ tự động chỉnh thang đo thành 1 ô lớn tương đương 10mV.
Đối với tốc độ chạy của băng giấy thường quy là 2,5mg cho mỗi giây. Một số trường hợp máy có thể chuyển thành chế độ chạy 5mm /giây. Điều này dẫn đến thay đổi các quy tắc ước tính thường quy
Nhịp tim
Đọc điện tâm đồ cần chú ý trả lời:
- Nhịp nhĩ đều không?
- Nhịp thất đều không?
- Nếu đều thì có phải là nhịp xoang không? Tần số nhịp bao nhiêu?
- Nếu không đều thì xem chủ nhịp là ở đâu? tần số nhịp bao nhiêu?
- Nếu có blốc nhĩ-thất thì phải tính riêng cả tần số nhĩ và tần số thất
Trục điện tim
Xác định góc của trục điện tim là ở trục trung gian - lệch trái - lệch phải. Đánh giá trục điện tim cần chú ý kỹ thuật đo và tư thế của bóng tim
Hình dạng sóng
Đánh giá nhanh bằng cách đọc đồng thời ở cả 12 chuyển đạo để xác định một số thể hình rối loạn thông thường về bệnh lý cơ tim, bệnh lý dẫn truyền, bệnh lý nhịp. Cần đánh giá cùng lúc nhiều chuyển đạo
Hình dáng sóng P:
Chiều cao (biên độ), chiều rộng (thời gian), hình dạng (âm, dương, hai pha, móc), trục của sóng P để đoán vị trí của ổ chủ nhịp có phải là nút xoang hay là nút ngoài xoang
Khoảng PQ dài bao nhiêu?
Phức bộ QRS:
Biên độ và thời gian chung và riêng của sóng Q, hình dạng (móc…).
Riêng với V1 và V5 thì tìm thêm thời gian xuất hiện nhánh nội điện.
Đoạn ST có chênh không?
Sóng T (và sóng U):
dạng (dương, âm hay hai pha), biên độ.
Khoảng QT dài bao nhiêu? ước tính giá trị QT hiệu chỉnh. Có thể sử dụng công thức nhanh bằng cách lấy QT (tính theo giây) chia cho căn bậc hai của thời gian giữa 2 nhịp.
Kết luận chẩn đoán
cho kết luận chung về tổn thương cơ tim và về rối loạn nhịp tim.
|