Hormon chống bài niệu (ADH), còn được biết như là vasopressin, được sản xuất tại vùng hạ đồi mà cụ thể là thùy sau của tuyến yên. ADH được phóng thích khi có áp lực thẩm thấu của máu tăng (tình trạng máu bị cô đặc và mất nước tương đối trong lòng mạch). ADH sẽ có tác dụng làm tăng tái hấp thu dịch ở ống lượn xa và ống góp của cầu thận, gây hiệu quả tái hấp thu nước và cô đặc nước tiểu. Giá trị bình thường của ADH máu là từ 1-13,3 ng/L
Xét nghiệm đo nồng độ ADH được chỉ định trong trường hợp nghiệm pháp kiêng nước không cung cấp đủ bằng chứng rõ ràng về nguyên nhân hoặc thể bệnh (3 nhóm nguyên nhân).Kết quả diễn giải của xét nghiệm đo nồng độ ADH cần phải được phân tích trên song hành với nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu. Có 2 tình huống sau:
- Nếu nồng độ của ADH máu có gia tăng khi có sự tăng áp lực thẩm thấu máu tăng thì có thể loại trừ chẩn đoán đái tháo nhạt trung ương.
- Nếu nồng độ của ADH máu có giảm và áp lực thẩm thấu của nước tiểu có tăng thì có thể loại trừ chẩn đoán đái tháo nhạt tại thận.
Tuy nhiên, nồng độ ADH máu có thể bị sai lệch trong các tính huống sau[10]:
- Các bộ xét nghiệm hiện nay (loại dùng cho cả nước tiểu và máu) có độ nhậy thấp, nhất là đối với mức nồng độ ADH dưới 3ng/L.
- ADH không bền vững trong mẫu máu ngay khi được lưu trữ tốt, do vậy gửi bệnh phẩm đi xa có thể ảnh hưởng đến kết quả đo đạt.
- ADH có thể bị thay đổi trên BN có stress thực thể - tâm thần, đang được thở thông khí áp lực dương, sử dụng ống thủy tin để lấy bệnh phẩm.
Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể ảnh hưởng: là tăng ADH như Paracetamol, thuốc gây mê, barbiturat[8],-carbamazepin[8], chlorothiazide[9], chlorpropamide[6], cydophosphamid, estrogen, lithium, morphin, nicotin, oxytocin, vincristin, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và kháng viêm NSAID[2]; làm giảm ADH như rượu, phenytoin[5].
|