Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nguyên nhân

(Tham khảo chính: Võ Thành Liêm )

Trong bối cảnh chăm sóc ngoại trú, việc tiếp cận nhanh đầu tiên là cần tách bạch nhanh chóng 2 nhóm nguyên nhân: là đa niệu ưu trương (đa niệu thẩm thấu với nồng độ osmol của nước tiểu >250 mosmol/L) và đa niệu nhược trương (đa niệu không thẩm thấu với nồng độ osmol của nước tiểu <250 mosmol/L). Cơ chế bệnh sinh của đa niệu ưu trương là do nồng độ thẩm thấu cao trong nước tiểu đã kéo nước ra khỏi thận, làm tăng lượng nước tiểu tại thận gây đa niệu. Bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm này là bệnh đái tháo đường kiểm soát kém (cả type I và type II). Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể có như sử dụng các thuốc lợi tiểu thẩm thấu như Mannitol, Glucose, Dextran, thuốc cản quang, đa niệu do tăng urê máu sau suy thận cấp …

Sau khi đã loại trừ được đa niệu thẩm thấu, nhóm bệnh còn lại là đa niệu không thẩm thấu, trong đó chúng ta có thể phân các nguyên nhân làm 3 nhóm nguyên nhân lớn: chứng uống nhiều nguyên phát (Primary polydipsia) thường gặp chủ yếu ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành, đái tháo nhạt trung ương (central diabetes insipidus) và đái tháo nhạt do thận (nephrogenic diabetes insipidus).

Chứng uống nhiều nguyên phát (Primary polydipsia) hay còn được gọi là chứng uống nhiều do nguyên nhân tâm thần) có điểm đặc trưng là gia tăng lượng nước sử dụng trong ngày. Chứng này thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên, hoặc những bệnh nhân ít nhiều có những triệu chứng – bệnh lý về tâm thần. Trong đó bao gồm những bệnh nhân có sử dụng thuốc phenothiazine (thuốc trị tâm thần phân liệt) do thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng có thể gây uống nước nhiều. Chứng uống nhiều nguyên phát cũng có thể có nguồn gốc là bệnh thực thể như trong bệnh lý tổn thương vùng hạ đồi, ảnh hưởng đến nhân điều hòa cảm giác khát và gây uống nhiều (như trong tình huống bệnh sarcoidosis có thể có thẩm nhuận và gây thương tổn tại vùng hạ đồi tuyến yên[7]).

Đái tháo nhạt trung ương (central diabetes insipidus) hay còn gọi là bệnh đái tháo nhạt do nguyên nhân thần kinh được xem có cơ chế chủ yếu do sự giảm tiết hormone kháng lợi niệu (ADH antidiuretic hormone). Nguyên nhân trong phần lớn các trường hợp thường là vô căn (có thể do cơ chế bệnh tự miễn, cơ thể tạo ra tự kháng thể và tấn công vào mô tế bào tiết ADH). Bên cạnh đó, một số tình huống có thể gây bệnh này như chấn thương, phẫu thuật vùng tuyến yên, thiếu máu não, nhồi máu não vùng tuyến yên, u bướu vùng tuyến yên. Có tác giả báo cáo các tình huống lâm sàng của đái tháo nhạt trung ương có tính chất gia đình[3].

Đái tháo nhạt do nguyên nhân tại thận: đặc trưng của nhóm bệnh lý này là nồng độ ADH trong máu là bình thường. Trong khi đó, mức độ đáp ứng của thận đối với hormon ADH có giảm, đưa đến tình trạng là giảm lượng nước được tái hấp thu tại thận. Trong thực tế lâm sàng, cơ chế giảm nhậy cảm của thận với ADH gây đa niệu là rất thường gặp, và thường là ở thể nhẹ. Bệnh có thể là hậu quả của bất kỳ bệnh lý tại thận hoặc đơn giản chỉ là giảm chức năng thận do tuổi tác, làm ảnh hưởng đến khả năng tái hấp thu nước. Thông thường, các tổn thương không nặng nề đến mức có thể gây triệu chứng đa niệu rõ (xem thêm bài đái tháo nhạt tại thận để rõ các nguyên nhân).

  • Tình huống lâm sàng
  • Định nghĩa
  • Nguyên nhân
  • Đặc điểm bệnh sử và chẩn đoán
  • Bệnh sử gia đình và chẩn đoán
  • Đánh giá nồng độ thẩm thấu máu và nước tiểu
  • Đo lượng nước tiểu và chẩn đoán
  • Nghiệm pháp kiêng nước
  • Đa niệu thẩm thấu
  • Cách lấy bệnh phẩm để đo nồng độ thẩm thấu nước tiểu
  • Xét nghiệm đo nồng độ ADH máu
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    bong gân

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hình thành chẩn đoán

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các bệnh lý hiếm gặp cần chẩn đoán phân biệt

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ASPARAGINASE
    Đại cương
    bài làm 2
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space