Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đánh giá nồng độ thẩm thấu máu và nước tiểu

(Tham khảo chính: Võ Thành Liêm )

Trong 3 nhóm nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt (nhược trương): chứng uống nhiều, đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt tại thận đều có biểu hiện bằng triệu chứng đa niệu và nồng độ thẩm thấu nước tiểu thấp.

Đối với chứng uống nhiều thì đa niệu là đáp ứng với tình trạng lượng nước uống vào nhiều. Ngược lại, đối với bệnh đái tháo nhạt trung ương và tại thận, đa niệu là biểu hiện không tương ứng với lượng nước uống vào. Trên cơ sở nhận định đó, chúng ta có thể xét nghiệm nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu để phân biệt 3 nhóm nguyên nhân này.

Nồng độ thẩm thấu của máu có giá trị 280-296 mosmol/L máu. Chúng ta có thể ước lượng nồng độ thẩm thấu máu thông qua công thức

Áp lực thẩm thấu máu = Natri (mmol/L) x 2 + urê máu (mmol/L) + đường máu (mmol/L)

Trong lâm sàng, nồng độ Natri máu được thực hiện dễ hơn nên chúng ta có thể dựa vào nồng độ Natri máu để gián tiếp đánh giá nồng độ thẩm thấu máu. Giá trị bình thường của Natri máu là 138-142 mmol/L. Vậy có 3 tình huống khi đánh giá nồng độ Natri máu và áp lực thẩm thấu nước tiểu:

  • Nồng độ Natri máu giảm (<137 mmol/L) và nồng độ thẩm thấu nước tiểu thấp (thấp hơn ½ nồng độ thẩm thấu của máu): nghĩ nhiều đến nguyên nhân quá tải nước, có thể do chứng uống nhiều.
  • Nồng độ Natri máu tăng (>142 mmol/L) có thể nghĩ đến tình trạng mất nước không hợp lý trong bệnh cảnh đa niệu. Và nếu nồng độ thẩm thấu của nước tiểu thấp thì bệnh đái tháo nhạt là chẩn đoán hàng đầu (có thể nguyên nhân trung ương hoặc tại thận).
  • Nếu nồng độ Natri máu bình thường và độ thẩm thấu của nước tiểu >600 mosmol/L thì có thể loại trừ bệnh lý đái tháo nhạt. Vậy đa niệu này nằm trong bệnh cảnh đa niệu ưu trương.

  • Tình huống lâm sàng
  • Định nghĩa
  • Nguyên nhân
  • Đặc điểm bệnh sử và chẩn đoán
  • Bệnh sử gia đình và chẩn đoán
  • Đánh giá nồng độ thẩm thấu máu và nước tiểu
  • Đo lượng nước tiểu và chẩn đoán
  • Nghiệm pháp kiêng nước
  • Đa niệu thẩm thấu
  • Cách lấy bệnh phẩm để đo nồng độ thẩm thấu nước tiểu
  • Xét nghiệm đo nồng độ ADH máu
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    AMIKACIN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xét nghiệm nhanh chẩn đoán giang mai

    5186/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ca lâm sàng 2

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hướng dẫn chăm sóc điều trị - theo dõi chăm sóc tại nhà - theo dõi hô hấp - dấu hiệu trở nặng
    chăm sóc sau sinh
    Tài liệu tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space