Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Định nghĩa và phân độ phản vệ

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.1    Định nghĩa phản vệ (theo hướng dẫn của BYT)
Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác.
Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.
1.2    Phân độ phản vệ
Độ I (nhẹ): biểu hiện ở da và mô dưới da: ban đỏ, nổi mề đay, phù môi mắt hay phù mạch.
Độ II (nặng): khó thở, thở khò khè, thở rít, nôn ói, say xẩm, toát mồ hôi, cảm giác bóp nghẹt họng và lồng ngực, đau bụng, tiêu chảy.
Độ III (nguy kịch) = Sốc phản vệ:
+ Suy hô hấp: SpO2 < 90%, khó thở, tím tái
+ Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.
+ Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp, vã mồ hôi, nổi vân tím.
Độ IV: ngừng tuần hoàn
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Định nghĩa và phân độ phản vệ
  • Nguyên tắc dự phòng phản vệ
  • Chẩn đoán và xử trí phản vệ
  • Thực hành xử trí phản vệ với tình huống giả định
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Suy giáp ở trẻ em

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dịch tể học của ù tai

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chứng đau đùi dị cảm

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Xẹp phổi
    Triệu chứng
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space