3.2.1. Chụp X quang
Chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang: là phương pháp kinh điển chẩn đoán UTDD. Tổn thương UTDD sẽ tồn tại thường xuyên trên các phim chụp hàng loạt. Ngoài ra trên phim chụp có thuốc cản quang sau 6 giờ cóhình ảnh của hẹp môn vị như hình ảnh tuyết rơi … Ngày nay, với sự tiến bộ của nội soi đã dần thay thế chụp X-quang dạ dày.
X-quang tim phổi: phát hiện các di căn phổi. Nếu có tổn thương trên X-quang có thể sử dụng thêm các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như CLVT.
3.2.2. Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm
Nội soi ống soi mềm kết hợp với sinh thiết là biện pháp quan trọng trong chẩn đoán UTDD. Nội soi cho biết vị trí và tính chất của khối u. Độ chính xác của nội soi trên 95% với những trường hợp ung thư tiến triển. Khi sinh thiết qua nội soi từ 6 đến 8 mảnh cho kết quả chẩn đoán đúng trên 95%.
Nhờ các tiến bộ như nội soi phóng đại, nội soi ánh sáng xanh, nội soi kết hợp với phương pháp nhuộm màu để chỉ điểm vùng bấm sinh thiết…cho độ chính xác cao, phát hiện các tổn thương còn rất nhỏ, giúp cho chẩn đoán sớm UTDD.
3.2.3. Siêu âm qua thành bụng vàsiêu âm nội soi
Siêu âm qua thành bụng giúp đánh giá tổn thương của dạ dày và tình trạng di căn hạch, phát hiện các tổn thương thứ phát, dịch ổ bụng... Tuy nhiên, độ chính xác của siêu âm phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Kỹ thuật siêu âm kết hợp nội soi tiêu hoá và siêu âm có đầu dò tần số cao (7,5-12MHz) giúp xác định chính xác mức độ xâm lấn của u nguyên phát qua các lớp của thành dạ dày và tổ chức xung quanh hơn so với các kỹ thuật khác, nhất làvới khối u ở giai đoạn sớm. Đối với đánh giá sự di căn hạch lân cận thì có phần hạn chế nhất là những trường hợp di căn xa thành dạ dày.
3.2.4. Nội soi ổ bụng
Nội soi ổ bụng xác định chính xác tình trạng xâm lấn u vào cơ quan lân cận, di căn gan, di căn phúc mạc. Giúp đánh giá chính xác giai đoạn, tránh được mở bụng thăm dò một số trường hợp bệnh lan rộng không phẫu thuật được.
3.2.5. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT)
CLVT được sử dụng chủ yếu để xác định giai đoạn như sự xâm lấn của khối u với thành ống tiêu hóa, sự di căn vào các tạng, hạch trong ổ bụng. Ngoài ra, CLVT còn được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị của người bệnh giai đoạn tiến xa
3.2.6. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Cho thông tin về tổn thương u cũng như mức độ xâm lấn và di căn.
3.2.7. Xạ hình
Xạ hình xương bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MDP để đánh giá tổn thương di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh trước điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn. Phát hiện tổn thương di căn xương từ rất sớm so với chụp X-quang thông thường. Từ đó, giúp lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp. Tổn thương có thể ở xương sườn, xương chậu, xương cột sống…
Xạ hình thận chức năng bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc -DTPA để đánh giáchức năng thận trước điều trị và sau điều trị.
3.2.8. PET/CT (Positron Emission Tomography/ Computer Tomography)
PET/CT có giá trị trong phát hiện các tổn thương nguyên phát tại dạ dày, tổn thương xâm lấn, di căn hạch, di căn xa tới các tạng xa, di căn xương. Chỉ định của PET/CT là đánh giá giai đoạn bệnh, phát hiện tái phát, di căn, đánh giá đáp ứng sau điều trị.
3.2.9. Các chất chỉ điểm ung thư
Kháng nguyên ung thư bào thai CEA tăng trong khoảng 33% trong số UTDD. Khi kết hợp với các chất chỉ điểm khác như CA19-9 vàCA72-4 có giá trị trong theo dõi sau điều trị và tiên lượng bệnh.
3.2.10. Mô bệnh học
Có nhiều hệ thống phân loại đã được đề nghị và đang cùng tồn tại, gây không ít khó khăn trong công tác thực hành cũng như trong việc đánh giá tiên lượng, lựa chọn phương pháp điều trị và trao đổi thông tin giữa các cơ sở với nhau.
Đến năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đưa ra phân loại UTDD đã được sửa đổi, bao gồm cả phân loại của Lauren và có bổ sung thêm típ môhọc ung thư biểu mô tế bào nhỏ và các típ mô bệnh học được mã hóa.
Hiện được sử dụng rộng rãi hơn cả là phân loại của TCYTTG năm 2010. Đây là phân loại mới nhất, chi tiết trong các hệ thống phân loại bao gồm ung thư biểu mô tuyến của dạ dày và các khối u khác ít gặp của dạ dày.
Bảng 1: Phân loại ung thư dạ dày của TCYTTG năm 2010
Típ mô học
|
Mã số bệnh
|
Tân sản nội biểu mô- u tuyến
|
8140/0
|
Ung thư biểu mô tuyến
|
8140/3
|
Típ ruột
Típ lan toả
Ung thư biểu mô tuyến nhú
Ung thư biểu mô tuyến ống nhỏ
Ung thư biểu mô tuyến nhầy
Ung thư biểu mô tế bào kém kết dính (bao gồm típ tế bào nhẫn và các biến thể típ tế bào khác)
|
Ung thư biểu mô thể hỗn hợp
|
8255/3
|
Ung thư biểu mô típ dạng gan
|
8576/3
|
Ung thư biểu mô thể tủy
|
8512/3
|
Ung thư biểu mô tuyến vảy
|
|
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô không biệt hóa
Các loại khác
U thần kinh nội tiết (NET)
|
|
U thần kinh nội tiết biệt hóa cao, độ 1 hay U carcinoid
|
8240/3
|
U thần kinh nội tiết, độ 2
|
8249/3
|
Ung thư biểu môthần kinh nội tiết (NEC)
|
8246/3
|
Ung thư biểu môthần kinh nội tiết, típ tế bào lớn (Large cell NEC)
|
8013/3
|
Ung thư biểu mô thần kinh nội tiết, típ tế bào nhỏ (Small cell NEC)
|
8041/3
|
Ung thư biểu mô thể hỗn hợp ngoại tiết và thần kinh nội tiết (MANC)
|
8244/3
|
U thần kinh nội tiết thể chế tiết serotonin (serotonin – producting NET)
|
8241/3
|
U thần kinh nội tiết thể chế tiết gastrin (Gastrin–producting NET)
|
8153/3
|
3.2.11.Sinh học phân tử
Nhờ các tiến bộ trong sinh học phân tử đã xác định những biến đổi gen cũng như các yếu tố phát triển của tế bào ung thư biểu môdạ dày. Gồm các yếu tố như: HER2, E- cadherin, EGFR, DNA thay đổi số lượng bản sao, mất ổn định di truyền:
- HER2 (ErbB-2 hay HER-2/neu): là thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì- EGFR nằm trên bề mặt tế bào. Giữ vai trò điều hòa sự phân bào, sự sống và biệt hóa của nhiều loại tế bào. Kết quả các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bộc lộ HER2 ở đoạn tiếp nối thực quản - dạ dày cao hơn (24%-32%) so với các khối u tại dạ dày (12%-18%). Khi biểu hiện bộc lộ quámức HER2 làm gia tăng nguy cơ ung thư. Xét nghiệm thực hiện qua nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc kỹ thuật FISH (Fluorescent insitu hybridization), Dual ISH và giải trình tự gene. Với UTDD giai đoạn muộn có chỉ định điều trị đích trong những trường hợp có bộc lộ HER2.
- MSI (microsatellite instability –mất ổn định vi vệ tinh) hoặc dMMR (deficient mismatch repair - thiếu hụt hệ thống sửa chữa ghép cặp sai): sự mất ổn định vi vệ tinh (MSI) làsự tích tụ các lỗi trong vùng vi vệ tinh của DNA dẫn đến sự tăng đột biến và do thiếu hụt hệ thống sửa chữa ghép cặp sai DNA. Các trường hợp MSI biểu hiện cao hoặc có thiếu hụt hệ thống sửa chữa ghép cặp sai là các yếu tố biểu hiện tiên lượng xấu của bệnh và là yếu tố chỉ điểm bệnh có đáp ứng với điều trị ức chế điểm miễn dịch. Xét nghiệm thực hiện qua nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc kỹ thuật xét nghiệm khuếch đại chuỗi ADN polymerase (PCR), giải trình tự gene.
- PD-L1 (programmed death-ligand 1: thụ thể gây chết tế bào theo chương trình 1): khi các thụ thể này bộc lộ trên tế bào ung thư, nó sẽ gắn với tế bào T miễn dịch tại vị trí PD-1, nên sẽ làm cho tế bào T không nhận diện tế bào ác tính. Điều trị miễn dịch dựa trên cơ sở gắn ức chế thụ thể làm cho tế bào miễn dịch nhận diện được tế bào ung thư và gây chết theo chương trình. Xét nghiệm thực hiện qua nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc kỹ thuật FISH, giải trình tự gene.
|