1. ĐỊNH NGHĨA:
Sụn chêm: Giữa lồi cầu xương đùi và mâm chày có 2 lớp sụn hình chêm gọi là sụn chêm trong và
sụn chêm ngoài. Lớp sụn chêm này giúp giảm chấn lực từ lồi cầu xuống mâm chày và giữ vững
khớp gối.
Tổn thương sụn chêm: Khi chấn thương vùng gối do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hay do
thể dục thể thao làm cho sụn chêm rách gây đau và hạn chế vận động
2. CHẨN ĐOÁN:
a. Lâm sàng:
Đau: thường gặp, đau xuất hiện khi đi lại hoặc vận động khớp gối
Kêu khi vận động khớp
Kẹt khớp
Khám: teo cơ đùi, dấu hiệu Mc Murray, dấu hiệu Apley
b. Cận lâm sàng:
X Quang: tổn thương sụn chêm không thấy được trên phim X quang, trong một số trường
hợp hiếm gặp có thể nhìn thấy dấu hiệu gián tiếp là phù nề mô mềm cạnh sụn chêm
MRI
3. PHÂN LOẠI:
Có các kiểu rách: dọc, ngang, ngoại vi, quai sách, mỏ vẹt, mở nắp.
4. PHÂN ĐỘ:
Độ 1: Rách vùng rìa sụn chêm (< 3mm tính từ rìa)
Độ 2: Rách vùng giữa sụn chêm (3-5mm tính từ rìa)
Độ 3: Rách gần bờ bao khớp (>5mm tính từ rìa)
5. LƯỢC ĐỒ ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ XỬ TRÍ:
Chẩn đoán:
Bệnh sử
Lâm sàng
Hình ảnh học
Tổn thương sụn chêm
Cấp tính
RICE
Mạn tính
Đánh giá thường
xuyên
Điều trị bảo tồn khi:
Tiến triển tốt sau 1-2 ngày
Sưng ít
Tầm độ khớp giới hạn ít
Mc Murray test (+) khi co gối
nhiều
Điều trị bảo tồn
Bất động 2-3 tuần
Đi với nạng
Kháng viêm, giảm đau, chống phù
nề
Vật lý trị liệu
Phục hồi chức năng
Điều trị phẫu
thuật
Chuyển viện
Diễn tiến tốt Diễn tiến không tốt
Phục hồi chức
năng sau mổ
Điều trị phẫu thuật khi:
Kẹt khớp
Có kèm tổn thương dây chằng
chéo trước
Mc Murray test (+) khi co gối
nhẹ
Điều trị bảo tồn thất bại
Tiếp tục điều
trị bảo tồn
Đợt cấp
RICE:
- Rest: nghỉ ngơi ngay sau chấn thương, càng sớm càng tốt để tránh chảy máu, giảm phù
nề. Hạn chế vận động, di chuyển. Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.
- Ice: chườm mát giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Chườm
mát mỗi lần 2-5 phút, cách nhau 2-3 giờ.
- Compression: băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề. Tốt nhất dùng băng thun,
băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn.
- Elevation: kê cao chi (cao hơn mức tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng,
giảm phù nền, giảm chảy máu. Với chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, với chi trên, treo
tay bằng đai treo tay.
Kháng viêm, giảm đau:
- Thuốc chống viêm không steroid:
+ Diclofenac (Voltaren...) 50mg x 2 viên/ngày
+ Piroxicam (Felden, Brexin...) 20mg x 1 viên/ngày
+ Meloxicam (Mobic.) 7,5mg x 1-2 viên/ngày
+ Celecoxib (Celebrex) 200mg x 1-2 viên/ngày
- Thuốc chống viêm steroid:
+ Medrol 4 -32 mg /ngày
- Thuốc phối hợp Acetaminophen và NSAIDs hoặc Opioid:
+ Paracetamol 325mg + Ibuprofen 200mg (Alaxan) x 2-3 viên/ngày
+ Paracetamol 325mg + Tramadol 37.5mg (Ultracet) x 1- 2 viên/ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh (2018). Phác đồ điều
trị của bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2016), Phác đồ điều trị khoa chấn thương chỉnh
hình.
3. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa Chấn
thương chỉnh hình.
4. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Cơ xương khớp.
5. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Bải giảng bệnh học chấn thương
chỉnh hình và phục hồi chức năng, tài liệu giảng dạy bộ môn chấn thương chỉnh
hình và phục hồi chức năng
|