Cách đọc - giải thích Điện tâm đồ
Theo qui ước thông thường khi đo điện tâm đồ, thiết bị sẽ cho cung cấp 12 chuyển đạo khác nhau, được xem là chuyển đạo chuẩn. Hình ảnh các chuyển đạo này sẽ được đặt trên một tấm giấy chuẩn với một số quy ước chung để giúp cho việc đọc kết quả được nhanh và chính xác. Cụ thể
- Tấm giấy sẽ có độ dài khoảng 26cm - 40 cm đủ để ghi hình ảnh điện tâm đồ trong vòng 10 giây
- Sẽ có hình ảnh tóm tắt của 12 chuyển đạo, mỗi chuyển đạo sẽ ghi hình trong 2,5s
- Một số thiết bị sẽ cung cấp hình ảnh 1 chuyển đạo (thường là DII) có độ dài liên tục trong suốt 10 giây.
- Tốc độ chạy của giấy là 25mm/1 giây.
- Trên giấy sẽ có các ô vuông lớn và ô vuông nhỏ
- Mỗi ô vuông lớn có chiều ngang 0,5cm tương đương với tốc độ chạy 0,2 s , hay nói cách khác nó ghi thông tin điện tim trong 0,2s
- Mỗi ô lớn có chiều cao 0,5cm = 5mm tương đương với 0,5mV, vậy với chiều cao 2 ô lớn nó sẽ tương đương 10 mm = 1mV
- Mỗi ô lớn sẽ có 5 ô nhỏ, mỗi ô sẽ tương đương 1mm , cho phép ghi nhận thông tin điện tim trong 0,04s (5 ô = 0,2 s => 1 ô = 0,2s/5 = 0,04s)
-
Nếu toàn bộ ECG là 10 giây, thì phải có 50 ô lớn (0,2 giây x với 50 ô lớn). Mỗi ô nhỏ cũng có chiều dài chính xác 1 mm; do đó, một ô lớn là 5 mm.
Nhìn chung, khi đo biên độ của sóng hoặc phức bộ, đơn vị đo là mm và khi đo thời gian trong các khoảng, đơn vị đo là giây (s) hoặc mili giây (ms).
Nếu mỗi ô nhỏ bằng 0,04 giây hoặc 1 mm, thì tốc độ ECG tiêu chuẩn là 1 mm mỗi 0,04 giây hoặc 25 mm mỗi giây.
Cách tiếp cận tiêu chuẩn để đọc ECG bao gồm nhiều bước khác nhau. Chương trình học sẽ giới thiệu các bước vào tuần 3. Một số tham khảo nhanh cách đọc dựa vào việc hiểu các qui ước này:
- Xác định tần số
- Xác định kiểu nhịp
- Xác định trục điện tim, các khoảng, đoạn
- Đọc các dấu hiệu khác
|