Trục ECG

(Tham khảo chính: 3. Các bước đọc điện tim)

Xác định trục điện tim

Trục điện tim là hướng chính của hoạt động điện tổng thể của tim. Nó có thể là bình thường, lệch trái (LAD), lệch phải (RAD) hoặc vô định. Trục của phức bộ QRS là quan trọng nhất. Tuy nhiên, trục sóng P hoặc T cũng có thể đo được.

Để xác định trục của phức bộ QRS, cần đánh giá trên các chuyển đạo chi (không dùng các chuyển trước ngực). Dưới đây là mô tả về các chuyển đạo và mối quan hệ của chúng với trục điện tim.

axis ECG

Chuyển đạo DI ở 0 độ, DII ở +60 độ và DIII ở +120 độ. Chuyển đạo aVL (L cho cánh tay trái) ở -30 độ và aVF (F cho chân) là +90 độ. Chuyển đạo aVR (R cho cánh tay phải) là -150 độ (ngược lại với trục +30 độ).

Mặc dù ghi nhớ hình ảnh trên là rất quan trọng để xác định chính xác trục điện tim, có một số cách khác để nhanh chóng xác định trục.

Trục QRS bình thường phải nằm trong khoảng từ -30 đến +90 độ. Trục lệch trái được định nghĩa là trục QRS nằm trong khoảng từ -30 đến -90 độ. Trục lệch phải khi trục QRS và nằm trong khoảng từ +90 đến +180 độ. Trục vô định nằm trong khoảng từ +/- 180 đến -90 độ. Điều này được tóm tắt trong hình ảnh dưới đây.

ECG axis

LAD = Trục lệch trái
RAD = Trục lệch phải
NW = Trục vô định

Phương pháp “không chính thống” nhanh nhất để xác định trục QRS là tìm hướng chính của phức bộ QRS - dương hoặc âm - trong các chuyển đạo DI và aVF.

Trục QRS bình thường

Nếu phức bộ QRS dương ở cả chuyển đạo DI và aVF, thì trục là bình thường. Hình ảnh dưới đây minh họa ví dụ này, với vectơ điện hướng về cực dương của DI và cực dương của aVF, như được chỉ ra bởi các mũi tên. Do đó, trục QRS nằm giữa hai mũi tên này, nằm trong phạm vi bình thường.

ECG axis

Trục lệch trái

Nếu QRS dương ở DI và âm ở chuyển đạo aVF, thì trục nằm trong khoảng từ 0 đến -90 độ. Tuy nhiên, nhắc lại rằng trục lệch trái được xác định là từ -30 đến -90, Vì vậy trường hợp này không phải lúc nào cũng là trục lệch trái: trục QRS có thể nằm trong khoảng từ 0 đến -30, nằm trong giới hạn bình thường. Để phân biệt trục bình thường với trục lệch trái trong trường hợp này, hãy xem QRS dương hay âm trên DII. Nếu QRS trên đạo trình DII hướng xuống (âm), thì trục sẽ hướng về -120 hơn và là trục lệch trái. Nếu phức bộ QRS ở DII hướng lên (dương), thì trục sẽ nghiêng hơn +60 độ và trục QRS là bình thường.

Các nguyên nhân của Trục lệch trái được liệt kê dưới đây. Lưu ý rằng ba nguyên nhân đầu tiên chiếm gần 90% các trường hợp ECG có trục lệch trái

  1. ECG bình thường
  2. Block phân nhánh trái trước
  3. Dày thất trái (hiếm khi có trục lệch trái; thường trục là bình thường)
  4. Block nhánh trái (LBBB)
  5. Dịch chuyển tim thứ phát ở ngực (bệnh phổi, phẫu thuật trước trung thất, v.v.)
  6. Nhồi máu cơ tim thành trước
  7. Hội chứng Wolff-Parkinson-White với hình ảnh giả NMCT
  8. Nhịp tự thất gia tốc (nhịp nhanh thất)
  9. Thông liên nhĩ nguyên phát

Dưới đây là một ví dụ về Trục lệch trái:

ECG trục lệch trái

Trục lệch phải

Nếu QRS chủ yếu âm ở DI và dương ở aVF, thì trục đó là trục lệch phải. Các nguyên nhân của Trục lệch phải được liệt kê dưới đây.

  1. ECG bình thường
  2. Block nhánh phải
  3. Phì đại thất phải
  4. Block phân nhánh trái sau
  5. Đảo ngược phủ tạng
  6. Rối loạn nhịp tại thất (nhịp tự thất hoặc nhanh thất)
  7. Nhồi máu cơ tim thành sau
  8. Hội chứng Wolff-Parkinson-White
  9. Quá tải tim phải - còn được gọi là dấu hiệu McGinn-White hoặc S1Q3T3 xảy ra trong Thuyên tắc phổi

Dưới đây là một ví dụ hình ảnh của Trục lệch phải:

trục lệch phải

Trục vô định

Nếu QRS âm ở chuyển đạo DI và âm ở chuyển đạo aVF, thì trục là vô định. Điều này không phổ biến và thường là từ nhịp thất; tuy nhiên, nó cũng có thể là từ máy tạo nhịp, mắc sai điện cực và một số bệnh tim bẩm sinh.

truc vo dinh