Nút nhĩ thất
Nút nhĩ thất là một cấu trúc nằm dưới nội tâm mạc ở vách liên nhĩ sát bên cạnh van 3 lá và xoang vành, kích thước 6 x 3 mm. Nó được cung cấp máu bởi một nhánh của động mạch vành phải trong 90% bệnh nhân hoặc nhánh mũ của động mạch vành trái khoảng 10%. Nó cũng có chứa các tế bào có chức năng phát xung nhịp như nút xoang nhưng số lượng ít hơn. Tần số tạo nhịp từ nút nhĩ thất khoảng 40 – 60 lần/phút. Nút nhĩ thất có 3 chức năng chính:
- Làm chậm xung điện dẫn truyền tính hiệu điện của cơ tim từ nhĩ xuống thất, dẫn đến cơ thất co thắt trễ hơn so với các cơ của nhĩ, điều này giúp cho máu từ nhĩ có đủ thời gian đổ xuống thất trước khi thất co bóp, giúp đảm bảo tối ưu công co bóp của tim.
- Đóng vai trò phát xung điện tạo nhịp tự động thay thế nút xoang trong trường hợp nút xoang không hoạt động hay xung điện từ nút xoang không tới được nút nhĩ thất. Như vậy vẫn đảm bảo được tần số co bóp của tim trong trường hợp nút xoang không phát nhịp.
- Nút nhĩ thất có vai trò lọc bớt xung điện từ trên xuống giúp hạn chế tần số nhịp thất, đảm bảo huyết động của tim, co bóp hiệu quả trong trường họp có loạn nhịp nhĩ có tần số quá nhanh.
Hình: Dải xơ trung tâm là vị trí tương đối của Nút Nhĩ Thất
Nguồn: theo Mescape.emedecine.
|