Xác định kiểu nhịp

(Tham khảo chính: 3. Các bước đọc điện tim)

Xác định kiểu nhịp

Nhịp của ECG là nhịp xoang (nhịp sinh lý bình thường) hoặc không phải nhịp xoang (được xem là nhịp bất thường). Nhịp xoang là hoạt động điện của tim được điều hòa bằng dòng điện phát nhịp có nguồn gốc từ nút xoang (SA). Do nút này có tần số phát nhịp cao 60-100 lần/phút (trong điều kiện bình thường) nên nhịp của nút xoang sẽ điều hòa toàn bộ nhịp của tim. Do nhịp phát từ nút xoang sẽ di chuyển theo chiều từ trên xuống, từ phải sang trái và từ sau ra trước nên sẽ thể hiện bằng sóng điện P đặc thù như sau

  • Thông thường sẽ có một sóng P dương ở DII (và âm ở AVR), sóng P có thể hình dạng 2 pha (lên và xuống ở chuyển đạo V1 trên ECG 
  • Sóng P đi trước mỗi phức bộ QRS, giữ khoảng PR có độ dài hằng định, 
  • Phức bộ QRS hẹp

ECG thứ nhất bên dưới cho thấy một sóng P với hình thái của nhịp xoang bình thường.

Ở ECG thứ hai, sóng P có hình thái khác với hình thái của nhịp xoang điển hình, nó được gọi là nhịp ngoại xoang, nghĩa là sóng điện đến từ một nơi khác ngoài nút xoang. Cụ thể ở ECG thứ hai cho thấy nhịp ngoại xoang với sóng P âm trong chuyển đạo DII và chỉ dương (không phải hai pha) ở V1.

sinus

Nếu có nhịp xoang và nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút, thì là nhịp chậm xoang. (nhấn vào đường dẫn để tham khảo)

Nếu có nhịp xoang và nhịp tim lớn hơn 100 nhịp/phút, thì là nhịp nhanh xoang. (nhấn vào đường dẫn để tham khảo)

Bên dưới là một số ECG ví dụ:(nhấn vào đường dẫn để tham khảo)

Nếu không có sóng P, hoặc hình thái sóng P không bình thường, điều này đồng nghĩa là nút phát nhịp của tim không xuất phát từ ổ nhịp mặc định thông thường (nghĩa là nút xoang). Do vậy chúng ta cần phải chú ý đánh giá hình thái của nút chủ nhịp và phải xác định vị trí của ổ phát nhịp. Chủ nhịp nhĩ bao gồm nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổnhịp bộ nối đều có sóng P không phải là hình thái của nhịp xoang và sẽ được trình bày sau. Một số rối loạn nhịp trên thất khác bao gồm: rung nhĩ, cuồng nhĩ và nhịp thất như nhịp nhanh thất hoặc rung thất - sẽ trình bày trong phần riêng. 

Dưới đây là ba ví dụ khác về nhịp không phải nhịp xoang: rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổ

non sinus

Lưu ý rằng khi có phân ly nhĩ thất (block nhĩ thất độ III hay nhanh thất), như đã trình bày ở trên, có thể không có sóng P trước mỗi phức bộ QRS. Tuy nhiên, miễn là sóng P dương ở DII, thì vẫn được cho là có nhịp xoang.