Xác định tần số nhịp(Tham khảo chính: 3. Các bước đọc điện tim) |
Xác định tần số nhịp Có hai loại tần số khác nhau có thể được xác định trên ECG. Tần số nhĩ được đo bằng số nhịp của sóng P trong vòng 1 phút. Tần số thất được đo bằng số nhịp của các phức bộ QRS trong vòng 1 phút. Trong trường hợp không có bệnh, nhịp của nhĩ phải bằng nhịp của thất. Tuy nhiên, một số trường hợp bao gồm Block nhĩ thất độ III hoặc nhịp nhanh thất có thể không còn mối quan hệ bình thường này, gây ra sự phân ly nhĩ thất. Trong các tình huống đó, nhịp nhĩ (sóng P) và nhịp thất (phức bộ QRS) khác nhau. Một trong những cách tính nhanh nhịp của thất (QRS) là đo khoảng RR - nghĩa là số ô lớn giữa hai sóng R liền kề, sau đó dùng số 300 chia cho số ô lớn. Nếu hai sóng R liên tiếp cách nhau chỉ một ô lớn, thì tần số là 300/1 = 300 nhịp mỗi phút. Nếu sóng R có khoảng cách bằng hai ô lớn, thì tần số thất là 300/2 = 150 nhịp/phút. Tiếp tục dùng thang đo, nếu hai sóng R liên tiếp cách nhau bởi tám ô lớn, thì tốc độ là 300/8 = 37 nhịp/phút. Hình bên minh họa cách tính phương pháp này. Một cách tính nhanh khác để tính tần số là dựa trên toàn bộ ECG đo trong 10 giây. Bằng cách đếm số phức bộ QRS và nhân với 6, số lượng mỗi phút có thể được tính - bởi vì 10 giây nhân sáu lần bằng 60 giây hoặc 1 phút. Phương pháp này hiệu quả khi sử dụng đối với trường hợp nhịp không đều, như trong trường hợp rung nhĩ, các khoảng RR có thể thay đổi giữa các khoảng thời gian. Dưới đây là các ví dụ: Ví dụ 1 Lưu ý rằng các phức bộ QRS cách nhau khoảng 5,5 ô lớn. Tham khảo hình ảnh trên, có thể xác định rằng nhịp tim thất nằm trong khoảng từ 50 đến 60 nhịp/phút. Đây là dải nhịp 10 giây đầy đủ và có tổng số 9 phức bộ QRS. Nhân số lượng phức bộ QRS với 6 và nhịp tim chính xác là 54 bpm. Có một sóng P cho mỗi phức bộ QRS, do đó tần số nhĩ giống với thất. Ví dụ 2 Các phức bộ QRS cách nhau chính xác 3 ô lớn; do đó, nhịp thất là 100 mỗi phút. Bây giờ, nhân số lượng phức bộ QRS trên dải này với 6. Đây sẽ là 17 x 6 = 102. Có một sóng P cho mỗi phức bộ QRS, do đó cũng là tần số nhĩ. Ví dụ 3 Các phức hợp QRS này cách nhau chưa đến hai ô lớn, do đó nhịp tim nằm trong khoảng từ 150 đến 300 nhịp/phút. Nhân số lượng phức bộ QRS với sáu - nghĩa là 29 x 6 = 174 nhịp/phút. Có thể có một sóng P cho mỗi phức bộ QRS (khó thấy trên dải này), do đó tốc độ nhĩ có thể giống thất. Ví dụ 4 Dải ECG dưới đây cho thấy các phức bộ QRS xuất hiện không đều trong rung nhĩ. Sử dụng phương pháp đầu tiên để xác định nhịp tim sẽ không chính xác vì khoảng RR thay đổi đáng kể. Cách tốt nhất để xác định nhịp tim của tâm thất là chỉ cần đếm các phức bộ QRS và nhân với 6, sẽ là 15 x 6 = 90 bpm. Các sóng P không thể được xác định trong rung nhĩ và được cho rằng tần số nhĩ là từ 400 đến 600 mỗi phút. Ví dụ 5 Dải ECG này cho thấy sự phân ly nhĩ thất, nghĩa là sóng P (biểu thị hoạt động của nhĩ) ở một tốc độ khác so với phức bộ QRS (biểu thị hoạt động của thất), như đã giải thích ở trên. Kiểu nhịp này là nhịp tự thất gia tốc hoặc nhịp nhanh thất chậm. Tốc độ nhĩ được biểu thị bằng sóng P. Có năm ô lớn giữa các sóng P, cho thấy tần số nhĩ là 60 nhịp/phút. Có tổng cộng 10 sóng P trên dải này (khó thấy một số trong số chúng, vì chúng bị lẫn trong các phức bộ QRS) và 10 x 6 = 60. Điều này xác nhận phương pháp đầu tiên. Chỉ có hơn bốn ô lớn giữa mỗi phức bộ QRS, do đó, tần số thất nằm trong khoảng từ 60 đến 75. Bởi vì có tổng số 11 phức bộ QRS trong dải ghi 10 giây, tần số thất thực tế là 11 x 6 = 66 nhịp/phút. |