Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


SẨN NGỨA (Prurigo)

(Trở về mục nội dung gốc: 4416/QĐ-BYT )

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
Sẩn ngứa biểu hiện bằng tổn thương nốt nhỏ hoặc sẩn kèm theo cảm giác ngứa. Sẩn ngứa là phản ứng viêm xuất tiết, xuất hiện ở lớp trung bì nông, có sự tăng thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính.
1.2. Dịch tễ
Bệnh gặp ở cả nam và nữ với tỉ lệ tương đương nhau. Hay gặp ở người trung tuổi và người già. Người da đen có khả năng mắc sẩn ngứa cao gấp 3,4 lần so với người da trắng.
1.3. Căn nguyên/Cơ chế bệnh sinh
Côn trùng đốt, kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng, dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin được cho là yếu tố gây bệnh. Sẩn ngứa cũng có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa. Ngoài ra, sẩn ngứa cũng xuất hiện kèm theo một số bệnh như khối u, rối loạn nội tiết, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến cận giáp, chuyển hóa, bệnh lý gan mật, suy thận mạn, bệnh máu, ung thư, bệnh ký sinh trùng, thuốc, thần kinh, tâm thần, khô da, thức ăn, thai kỳ...
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Sẩn huyết thanh: sẩn có mụn nước ở trung tâm, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết.
- Sẩn cục: tổn thương sẩn chắc, màu đỏ nâu hoặc xám. Kích thước từ 1 đến 2 cm.
- Tổn thương rải rác chủ yếu vùng da hở.
- Cơ năng: ngứa ở các mức độ khác nhau.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu: thường có tăng nhẹ bạch cầu ưa acid.
- Nồng độ IgE huyết thanh bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Sinh thiết da: ít được sử dụng do không đặc hiện, có tăng sinh lớp gai và xâm nhập tế bào viêm ở phần nông của trung bì.
- Xét nghiệm khác tìm nguyên nhân tùy từng trường hợp như sẩn ngứa nhiều, lan tỏa, không đáp ứng điều trị, ....
2.3. Chẩn đoán
2.3.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán dựa chủ yếu vào biểu hiện lâm sàng.
2.3.2. Chẩn đoán thể
- Phân loại sẩn ngứa theo hình thái lâm sàng
+ Sẩn ngứa: sẩn huyết thanh nổi cao, bề mặt có mụn nước, hoặc vết trợt, vảy tiết do chà xát kèm ngứa nhiều.
+ Sẩn cục: sẩn cục lớn, phân bố riêng lẻ, rải rác. Có thể có tổn thương vết trợt, vảy tiết đen trên bề mặt sẩn do bệnh nhân ngứa nhiều, chà xát. Vị trí hay gặp ở chi, tổn thương tiến triển kéo dài.
+ Sẩn ngứa mạn tính đa dạng: sẩn mạn tính xuất hiện quanh tổn thương ban đầu, lichen hóa, tạo mảng thâm nhiễm, có thể có vết xước, trợt trên bề mặt mảng lichen hóa. Hay gặp ở người lớn tuổi, tiến triển dai dẳng.
- Phân loại theo căn nguyên:
+ Côn trùng đốt
+ Sẩn ngứa liên quan tới bệnh lý: suy thận, suy gan, đái tháo đường, bệnh máu ác tính, u ác tính nội tạng, viêm da cơ địa, sau tổn thương da dạng chàm, HIV
+ Sẩn ngứa ở người bệnh tâm thần
+ Sẩn ngứa thai kỳ
+ Sẩn ngứa ở người dị ứng thuốc
+ Sẩn ngứa ở người dị ứng kim loại
+ Sẩn ngứa tự phát
2.3.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm da cơ địa.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Bệnh ghẻ
- Herpes simplex
- Hồng ban đa dạng
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Tìm nguyên nhân để loại bỏ.
- Điều trị tùy từng giai đoạn.
- Hạn chế gãi, chà xát.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị tại chỗ
- Corticosteroid bôi tại chỗ: Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương có thể sử dụng các thuốc sau
+ Corticosteroid nhẹ (hydrocortison, desonid): bôi cho vùng da mỏng mặt, kẽ, và cho trẻ em.
+ Corticosteroid trung bình (betamethason, triamcinolon): bôi vùng da tay chân, thân mình.
+ Corticosteroid mạnh (Clobetasol propionat): bôi vùng da dày ở tay , chân thân mình.
Bôi thuốc 1-2 lần/ ngày. Có thể sử dụng biện pháp băng bịt để tăng khả năng hấp thu của thuốc.
- Tiêm nội tổn thương corticosteroid: sử dụng kết hợp khi bôi corticosteroid đơn thuần không hiệu quả
- Các thuốc bôi kết hợp khác: tacrolimus, calcipotriol, mỡ capsaicin. Sử dụng sau đợt bôi corticosteroid, tổn thương đã giảm.
- Chăm sóc da: sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, kem dưỡng ẩm, dịu da.
3.2.2. Điều trị toàn thân
- Kháng histamin uống
+ Thế hệ 1: promethazin, chlorpheniramin, hydroxyzin, mequitazin .
+ Thế hệ 2: loratadin, cetirizin, levocetirizin, fexofenadin, desloratadin, rupatadin, bilastin, ...
- Quang trị liệu và quang hóa trị liệu: UVA, PUVA, UVB, NB-UVB, laser excimer.
- Một số thuốc khác có tác dụng giảm ngứa: pregabalin, gabapentin.
- Thuốc ức chế miễn dịch: corticosteroid đường toàn thân, cyclosporin khi điều trị tại chỗ không hiệu quả.
Phác đồ điều trị Sẩn ngứa
(tham khảo theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sẩn ngứa - Hội Da liễu Nhật Bản)

 

4. PHÒNG BỆNH
- Giáo dục y tế: tư vấn cho bệnh nhân biết các dấu hiệu bệnh lý, tránh các yếu tố kích thích, dị nguyên để tránh tái phát bệnh.
- Dùng các sản phẩm làm sạch thích hợp, các sản phẩm để giữ độ ẩm cho da.

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20241126Huong dan 4416_qd_byt_dalieu.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 4416/QĐ-BYT

  • VIÊM DA TIẾP XÚC (Contact Dermatitis)
  • VIÊM DA CƠ ĐỊA (Atopic Dermatitis)
  • VIÊM DA TIẾP XÚC DO ÁNH SÁNG (Photocontact Dermatitis)
  • PHẢN ỨNG THUỐC CÓ TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN VÀ TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN (Drug Reaction with Eosinophilia and Systemic Symptoms)
  • HỒNG BAN ĐA DẠNG (Erythema multiforme)
  • HỘI CHỨNG STEVENS - JOHNSON VÀ HOẠI TỬ THƯỢNG BÌ NHIỄM ĐỘC (Steven Johnson syndrome and Toxic Epidermal Necrolysis)
  • SẨN NGỨA (Prurigo)
  • BỆNH MÀY ĐAY (Urticaria)
  • HỒNG BAN NÚT (Erythema nodosum)
  • BỆNH ÁP TƠ (Aphthous stomatitis)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP BIỆN PHÁP TRÁNH THAI NỘI TIẾT: VIÊN TRÁNH THAI KHẨN CẤP, THUỐC TIÊM TRÁNH THAI

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phòng lây truyền từ mẹ sang con

    3310/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Dịch tễ học, vi sinh, biểu hiện lâm sàng và biến chứng

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    MÃN KINH
    Đường lây
    công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông sài gòn (SPT) ngày 02/12/2021

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space