Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


NẤM MÓNG (Onychomycosis)

(Tham khảo chính: 4416/QĐ-BYT )

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
Nấm móng là tình trạng nhiễm nấm vùng móng, bao gồm nấm sợi dermatophyte (gồm 3 chủng nấm Microsporum, Epidermophyton và Trichophyton), nấm mốc và nấm men.
1.2. Dịch tễ
- Nấm móng là bệnh thường gặp.
- Bệnh xuất hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em.
- Bệnh thường gặp hơn ở người tiểu đường, suy giảm miễn dịch, có bệnh lý da nền (nấm da, tang tiết mồ hôi, vảy nến…), công việc thường xuyên tiếp xúc với nước.
1.3. Căn nguyên/ Cơ chế bệnh sinh
- Do nấm sợi (Dermatophyte): hầu hết bệnh nấm móng gây ra bởi các loài Trichophyton. Một số căn nguyên khác có thể ít gặp là Epidermophyton floccosum, Microsporum sp và các loài Arthroderma.
- Nấm móng do nấm men: hầu hết do Candida albicans gây ra. Các loài Candida khác bao gồm Candida tropicalis và Candida parapsilosis. Ngoài ra, còn do Malassezia spp. như M. furfur nhưng hiếm gặp.
- Một số loài khác Có thể gây bệnh nấm móng nhưng ít gặp hơn bao gồm các loài Aspergillus, loài Scopulariopsis, loài Fusarium, loài Acremonium, loài Syncephalastrum, loài Scytalidium, loài Paecilomyces, loài Neoscytalidium, loài Chaetomium, loài Onychocola và loài Alternaria.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Biểu hiện nấm móng do nấm sợi bao gồm: dày sừng dưới móng, trắng móng, mủn móng. Xen kẽ với các những vùng sừng hóa là những vùng tách móng, là nơi cư trú của nấm sợi. Bề mặt móng có thể có đốm hoặc khía trắng.
- Biểu hiện chia làm 3 nhóm, phụ thuộc vào vị trí xâm nhập của nấm vào móng:
+ Tổn thương ở phần bên và phần xa dưới móng.
+ Tổn thương ở bề mặt móng.
+ Tổn thương ở gốc móng.
2.2. Cận lâm sàng
- Soi tươi trực tiếp: hình ảnh tế bào nấm men, sợi nấm chia đốt, phân nhánh.
- Nuôi cấy và phân lập trên môi trường Sabouraud
- Mô bệnh học: ít được chỉ định. Hình ảnh sợi nấm và bào tử arthroconidia có thể gặp ở bản móng và giường móng khi nhuộm PAS, kèm theo ít hoặc không có hiện tượng viêm.
- Dermoscopy: hình ảnh dày sừng dưới móng, bờ tự do hình răng cưa, bản móng màu sắc thay đổi hình ảnh giống cực quang, khối cầu nấm móng
2.3. Chẩn đoán xác định
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm soi trực tiếp.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Vảy nến
- Lichen móng
- Loạn dưỡng móng
- Ung thư tế bào hắc tố.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Thuốc bôi tại chỗ trường hợp nhẹ chỉ tổn thương bề mặt móng.
- Điều trị toàn thân khi tổn thương gốc móng, toàn bộ móng, phần bên và phần xa móng.
- Kết hợp bôi và thuốc uống nếu tổn thương nhiều móng hoặc viêm từ 3 móng trở lên.
- Phá huỷ móng.
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1. Điều trị tại chỗ
Sử dụng các loại thuốc bôi móng như: efinaconazole 10%, amorolfine 5%, tavaborole 5%, ciclopirox 8%, 1 lần/ngày trong thời gian từ 6-12 tháng.
3.2.2. Điều trị toàn thân
- Lựa chọn hàng đầu với một trong các thuốc sau đây:

Thuốc

Liều người lớn

Liều trẻ em

Itraconazol

- Điều trị ngắt quãng: 200mg x 2 lần/ngày x 1 tuần mỗi tháng x 2 tháng liên tiếp với nấm móng tay hoặc 3-4 tháng liên tiếp với nấm móng chân.

- Điều trị liên tục: 200mg/ngày x 6 tuần với nấm móng tay hoặc 12 tuần với nấm móng chân.

Dùng với trẻ >12 tuổi: Dùng thuốc 1 tuần mỗi tháng trong 2 tháng liên tiếp với nấm móng tay hoặc 3 tháng liên tiếp với nấm móng chân.

- Trẻ < 20kg: 5mg/kg/ngày

- Trẻ 20 - 40kg: l00mg/ngày.

- Trẻ 40 - 50kg: 200mg/ngày.

- Trẻ > 50kg: 200mg x 2 lần/ngày.

Terbinafin

250mg/ngày x 6 tuần với nấm móng tay hoặc 12 tuần với nấm móng chân

Dùng với trẻ > 4 tuổi: Dùng thuốc 6 tuần với nấm móng tay và 12 tuần với nấm móng chân.

Trẻ < 20 kg: 62,5mg/ngày.

Trẻ 20 - 40 kg: 125mg/ngày.

Trẻ > 40kg: 250mg/ngày.

- Lựa chọn thay thế với một trong các thuốc dưới đây:

Thuốc

Người lớn

Trẻ em

Fluconazol

150-450mg x 1 lần/tuần x 6 tháng với nấm móng tay hoặc 12 tháng với nấm móng chân.

6mg/kg x 1 lần/tuần x 3-4 tháng với nấm móng tay hoặc 5-7 tháng với nấm móng chân.

Griseofulvin

20 mg/kg/ ngày cho tới khi móng trở về bình thường

Lưu ý: cần kiểm tra để phát hiện nấm da chân để điều trị phối hợp đồng thời vì thường cùng tồn tại với bệnh nấm móng. Vùng da xung quanh có thể như một ổ chứa nấm và khiến nấm gây bệnh ở móng có chu kỳ tái nhiễm và tái phát.
3.2.3. Các phương pháp điều trị khác
- Photodynamic theraphy (PDT): Phương pháp quang động học gây tổn thương mô bằng cách cho mô tiếp xúc với một bước sóng ánh sáng cụ thể với sự có mặt của chất cản quang và oxy. Nguồn ánh sáng thường dùng là đèn LED, IPL, Laser.
- Phá hủy móng: ure, laser.
4. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh cá nhân: cắt tỉa gọn gàng móng tay, móng chân.
- Mang giày tất thoáng rộng, khô ráo. Rắc bột talc giầy tất khi sử dụng trong quá trình điều trị.
- Điều trị sớm tổn thương nấm da, nấm tóc.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20241126Huong dan 4416_qd_byt_dalieu.doc .....(xem tiếp)

  • BỆNH GHẺ (Scabies)
  • VIÊM DA DO DEMODEX (Demodicosis)
  • BỆNH LANG BEN (Pityriasis versicolor)
  • BỆNH DA DO NẤM SỢI (Dermatophytosis)
  • BỆNH DA VÀ NIÊM MẠC DO CANDIDA (Mucocutaneous candidiasis)
  • NẤM DA ĐẦU, NẤM RÂU, NẤM TÓC (Tinea capitis)
  • NẤM MÓNG (Onychomycosis)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình xóa xăm bằng yag-ktp

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh cảnh lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    tiếp cận khó thở mạn
    Giao diện người đọc
    Nấm móng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space