Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


BỆNH DA DO NẤM SỢI (Dermatophytosis)

(Tham khảo chính: 4416/QĐ-BYT )

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
Bệnh da do nấm sợi (dermatophyte) là tình trạng nhiễm nấm nông ngoài da, bao gồm nấm thân, nấm mặt, nấm bẹn, nấm bàn tay, nấm bàn chân.
1.2. Dịch tễ
- Gặp chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
- Yếu tố nguy cơ: nuôi hoặc tiếp xúc với động vật; thể trạng béo và ra nhiều mồ hôi; sử dụng xà phòng có chứa alkaline; thường xuyên đi giày, sử dụng bồn tắm hoặc bể bơi công cộng.
1.3. Căn nguyên/ Cơ chế bệnh sinh
Nấm sợi dermatophyte gây bệnh ở da gồm 3 chủng: Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
- Tổn thương là dát, mảng đỏ, hình tròn hay hình nhiều cung, có vảy da, xu hướng lành giữa và lan rộng ra xung quanh, ngứa nhiều. Một số trường hợp có mụn nước hoặc mụn mủ.
- Tuỳ từng vị trí tổn thương (mặt, bẹn, tay, chân, thân mình) các triệu chứng có thể khác nhau.
2.2. Cận lâm sàng
- Soi tươi tìm sợi nấm: phát hiện các sợi nấm chia đốt trên nền tế bào sừng.
- Nuôi cấy trên các môi trường để định loại chủng nấm dựa vào đặc điểm khuẩn lạc của từng loại nấm.
- Xét nghiệm chức năng gan thận
2.3. Chẩn đoán xác định
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
2.4. Chẩn đoán thể
- Nấm thân
- Nấm bàn chân
- Nấm bẹn
- Nấm mặt
- Nấm bàn tay
+ Dạng tổ đỉa: biểu hiện các mụn nước tập trung thành hình đồng xu hoặc phân bố rải rác.
+ Dạng dày sừng: thường không có biểu hiện viêm, có dày sừng lan tỏa lòng bàn tay và ngón tay mà không đáp ứng với dưỡng ẩm đơn thuần.
- Nấm bàn chân:
+ Nấm kẽ ngón: Đây là thể hay gặp nhất của nấm bàn chân, hầu hết biểu hiện gồm dày sừng và ẩm ướt, màu trắng hoặc đỏ da, bong vảy, nứt kẽ vùng giữa và dưới các ngón chân, đặc biệt giữa ngón 3-4, và 4-5. Vùng mu chân thường không bị ảnh hưởng.
+ Dạng dày sừng: vảy da khô dày sừng có thể toàn bộ lòng bàn chân và lan đến bờ bên; vùng mu chân ít gặp. Hội chứng hai chân một tay: khi kèm biểu hiện tương tự ở 1 lòng bàn tay.
+ Dạng mụn nước, bọng nước: Biểu hiện là các mụn nước sâu trong thượng bì, căng >3 mm, mụn nước có thể hợp lại với nhau thành bọng nước lớn, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác
2.5. Chẩn đoán phân biệt
- Nấm thân: chàm đồng tiền, viêm da cơ địa, viêm da ứ trệ, viêm da tiếp xúc, viêm da dầu, lang ben, vẩy phấn hồng Gilbert, á vảy nến, hồng ban nhẫn ly tâm, vảy nến thể đồng tiền, u hạt.
- Nấm mặt: viêm da dầu, viêm da quanh miệng, viêm da tiếp xúc, rosacea, lupus ban đỏ, trứng cá, vảy nến đồng tiền (trẻ nhỏ).
- Nấm bẹn: Candida da, chốc, viêm da dầu, vảy nến, erythrasma, viêm da tiếp xúc, Lichen đơn dạng mạn tính, mycosis fungoides, bệnh Hailey-Hailey, bệnh mô tế bào Langerhans.
- Nấm bàn chân: tổ đỉa, viêm da tiếp xúc, vảy nến, giang mai II, erythrasma, nhiễm khuẩn.
- Nấm bàn tay: vảy nến, tổ đỉa, phản ứng nấm “dermatophytid”.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Vệ sinh cá nhân
- Điều trị tại chỗ: sử dụng thuốc bạt sừng, bong vảy, kháng nấm
- Điều trị toàn thân: sử dụng các thuốc kháng nấm đường toàn thân
- Điều trị dự phòng
3.2. Điều trị cụ thể
3.2.1 Điều trị tại chỗ
- Điều trị tại chỗ với các trường hợp tổn thương khu trú.
- Bôi thuốc kháng nấm 1-2 lần/ngày x 2-4 tuần. Tiếp tục sử dụng thêm 2 tuần sau khi hết triệu chứng.
+ Nhóm azole
+ Nhóm allylamines (naftifin, terbinafin).
+ Nhóm hydroxypyridon (ciclopirox olamin)
- Thuốc điều trị hỗ trợ: mỡ salicylic giúp bạt sừng, bong vảy.
3.2.2. Điều trị toàn thân
Nhiễm nấm lan rộng, không đáp ứng thuốc bôi tại chỗ, nấm mặt kèm nấm râu.

Thuốc

Liều người lớn

Liều trẻ em

Terbinafin

250 mg/ngày x 2 tuần

Dùng với trẻ > 4 tuổi:

< 25kg: 125 mg/ngày x 3-4 tuần;

25-35kg: 187,5 mg/ngày x 3-4 tuần;

>35kg: 250mg/ngày x 3-4 tuần

Itraconazol

200mg x 2 lần/ngày x 1 tuần

3-5mg/kg/ngày x 1 tuần (tối đa 200mg/ngày)

Fluconazol

150-200mg x 1 lần/tuần x 2-4 tuần

6mg/kg x 1 lần/tuần x 2-4 tuần

Griseofulvin

500-1000mg/ngày x 2-4 tuần, hoặc

375-500mg/ngày x 2-4 tuần

Kéo dài thời gian sử dụng lên 4-8 tuần trong trường hợp nấm bàn tay, bàn chân

15-20mg/kg/ngày x 2-4 tuần

- Phụ nữ có thai:
+ Thuốc chống nấm tại chỗ được ưu tiên.
+ Hạn chế dùng thuốc kháng nấm đường uống.
4. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh cá nhân, không mặc quần áo ẩm ướt, không dùng chung quần áo.
- Tránh tiếp xúc với các vật nuôi trong nhà như chó, mèo bị bệnh.
- Điều trị sớm khi mắc bệnh.
- Mặc quần rộng, làm khô sau khi tắm, là quần, áo hoặc ga giường, sử dụng bột làm khô tại chỗ; giảm cân đối với người béo phì.
- Phát hiện và điều trị nấm ở vị trí khác.
 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20241126Huong dan 4416_qd_byt_dalieu.doc .....(xem tiếp)

  • BỆNH GHẺ (Scabies)
  • VIÊM DA DO DEMODEX (Demodicosis)
  • BỆNH LANG BEN (Pityriasis versicolor)
  • BỆNH DA DO NẤM SỢI (Dermatophytosis)
  • BỆNH DA VÀ NIÊM MẠC DO CANDIDA (Mucocutaneous candidiasis)
  • NẤM DA ĐẦU, NẤM RÂU, NẤM TÓC (Tinea capitis)
  • NẤM MÓNG (Onychomycosis)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    sự tham gia của người bệnh

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đái tháo đường và thai kỳ _W85

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Trung thất giữa

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hội chứng Wolff-Parkinson-White nhịp xen kẽ (ECG Ví dụ)
    Bệnh hạt cơm
    Cài đặc và nâng cấp phần mềm
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space