Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


KHÁM PHỤ KHOA

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

Khám phụ khoa được thực hiện trong nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là trước khi chẩn đoán, điều trị các bệnh phụ khoa nói chung và NKĐSS/LTQĐTD nói riêng, cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sàng lọc các ung thư sinh dục. Khám phụ khoa bao gồm khám vú và khám bộ phận sinh dục dưới. Các nội dung khám gồm: khám bụng và bẹn, khám bộ phận sinh dục ngoài, khám âm đạo bằng mỏ vịt và khám âm đạo phối hợp với nắn bụng (khám bằng hai tay), trong đó hai thì cuối cùng chỉ được thực hiện nếu có thể tiếp cận được bằng đường âm đạo, nếu không thì thay thế bằng khám trực tràng phối hợp với nắn bụng.

  1. Chuẩn bị

- Tư vấn trước khi khám.

- Chuẩn bị khách hàng:

+ Hướng dẫn khách hàng đi tiểu và vệ sinh bộ phận sinh dục

+ Hướng dẫn và giúp khách hàng lên bàn khám.

- Chuẩn bị dụng cụ: bàn khám hoặc giường, đèn chiếu sáng, mỏ vịt, kìm kẹp bông, bông vô khuẩn, thìa gỗ Ayre, ống nghiệm và tăm bông, lam kính, các dung dịch nước muối sinh lý, axit acetic 3%, Lugol và dầu bôi trơn.

- Chuẩn bị cán bộ y tế: mặc áo choàng, đội mũ. Nếu người khám là nam, cần có mặt của một nhân viên y tế nữ khác.

- Hỏi về tiền sử và lý do đến khám:

+ Lý do đến khám.

+ Hỏi về nghề nghiệp chồng/khách hàng.

+ Tiền sử sản phụ khoa: PARA, kinh nguyệt.

+ Tiền sử bệnh tật chung.

- Rửa tay thường qui.

  1. Khám

2.1. Khám vú: xem bài Khám vú

2.2. Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn

- Hướng dẫn khách hàng nằm tư thế sản khoa.

- Bộc lộ toàn bộ vùng bụng.

- Nhìn bụng: để phát hiện sẹo phẫu thuật, dịch cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ.

- Dùng mặt trong của bàn tay ấn nhẹ nhàng các vùng của bụng, xác định xem có khối u không. Nếu có, cần xác định vị trí, kích thước, mật độ, di động, đau hay không.

- Nếu có đau bụng, cần xác định điểm đau, phản ứng thành bụng.

- Nếu có vết loét vùng bẹn, đi găng mới hay găng được khử khuẩn ở mức độ cao cả hai tay trước khi khám. Sờ nắn cả hai bẹn để xác định hạch, khối u hay sưng.

2.3 Khám bộ phận sinh dục ngoài

- Hướng dẫn khách hàng để gót chân lên giá để gót chân, trải săng.

- Điều chỉnh ánh sáng chiếu thẳng vào vùng bộ phận sinh dục.

- Đi găng sạch vào cả hai tay.

- Chạm tay vào mặt trong đùi người bệnh trước khi chạm vào bất kỳ chỗ nào của bộ phận sinh dục.

- Kiểm tra vùng mu, âm vật và vùng tầng sinh môn.

- Khám hai môi lớn, môi nhỏ, âm vật, lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo (âm môn) và các tuyến tiết dịch. Nếu nghi có viêm nhiễm thì cho xét nghiệm chất dịch.

- Hướng dẫn người bệnh rặn mạnh trong khi vẫn mở âm môn để kiểm tra xem có sa thành trước hay sau của âm đạo không.

- Nhìn kỹ vùng tầng sinh môn, kiểm tra xem có sẹo, tổn thương, viêm nhiễm hay có trầy trợt trên da không.

- Chú ý phát hiện dấu hiệu nghi ngờ bạo hành

2.4. Khám bằng mỏ vịt

- Giải thích cho khách hàng sẽ dùng mỏ vịt để khám.

- Đưa mỏ vịt vào sâu trong âm đạo, mở mỏ vịt. Quan sát các thành âm đạo.

- Quan sát cổ tử cung, lỗ cổ tử cung để phát hiện tổn thương.

- Lấy bệnh phẩm tế bào cổ tử cung bằng que bẹt Ayre, phết lên lam kính hoặc lấy bệnh phẩm từ âm đạo/cổ tử cung để xét nghiệm sàng lọc phát hiện HPV bằng dụng cụ chuyên dụng (xét nghiệm tại cơ sở nếu có đủ điều kiện hoặc gửi bệnh phẩm lên tuyến trên).

- Nếu cổ tử cung dễ chảy máu hay có nhiều chất nhầy, lấy một mẫu để nhuộm gram và xét nghiệm lậu cầu, Chlamydia (nếu sẵn có xét nghiệm).

- Thực hiện nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với axit axetic (VIA) hoặc với Lugol (VILI) để sàng lọc tổn thương cổ tử cung. Nếu (+): xử trí tổn thương bằng đốt điện/áp lạnh. Nếu có tổn thương nghi ngờ: chuyển tuyếncó khả năng xử trí tiếp.

- Tháo mỏ vịt và ngâm vào dung dịch clorin 0,5% để khử nhiễm.

2.5. Khám âm đạo phối hợp nắn bụng(khám bằng hai tay)

- Khám cổ tử cung, tử cung và hai phần phụ bằng hai tay để xác định vị trí, mật độ, kích thước, tư thế, hình dạng, các túi cùng âm đạo.

- Nếu có khối u, cần xác định:

+ Vị trí.

+ Hình dạng.

+ Kích thước.

+ Mật độ.

+ Đau.

 

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Video run nghi nghỉ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giới thiệu khái quát các phương pháp nghiên cứu lâm sàng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh hô hấp

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
    Tham khảo
    Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space