Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đái tháo đường thai kỳ

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai, thuật ngữ này được áp dụng cho cả những thai phụ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn mà không cần dùng insulin.

  1. Các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

- Thừa cân, béo phì.

- Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.

- Tiền sử đẻ con ≥ 4000g.

- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose, glucose niệu dương tính.

- Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.

- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân.

  1. Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ

- Nguy cơ đối với mẹ:

+ Trong thời gian mang thai: có thể gây biến chứng tiền sản giật, sản giật, nhiễm khuẩn tiết niệu, đẻ non, đa ối.

+ Trong cuộc đẻ: có nguy cơ đẻ khó do thai to toàn bộ hoặc từng phần, tỷ lệ mổ đẻ cao

+ Sau đẻ: có nguy cơ chảy máu sau đẻ, nhiễm khuẩn sau đẻ.

- Nguy cơ đối với thai và trẻ sơ sinh:

+ Thai to gây đẻ khó và tăng nguy cơ sang chấn, tổn thương sau đẻ như liệt đám rối thần kinh cánh tay, gãy xương đòn, tăng nguy cơ phải mổ đẻ.

+ Dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung, phì đại cơ tim...

+ Hạ glucose máu sơ sinh, hạ calci máu sơ sinh, đa hồng cầu, tăng bilirubin máu, hội chứng suy hô hấp cấp chu sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.

  1. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

- Sàng lọc:

+ Đối với người có nguy cơ thấp: Thai 24 tuần cần làm xét nghiệm tăng đường huyết (XNTĐH). Nếu XNTĐH dương tính cần khám chuyên ngành nội khoa kết hợp với thăm khám thai định kỳ

+ Đối với người có nguy cơ cao (bố hoặc mẹ có bệnh tiểu đường, thai phụ béo phì…): trong 3 tháng đầu cần xét nghiệm đường huyết, HbA1C và làm nghiệm pháp tăng đường huyết. Xét nghiệm lại lần 2 khi thai 24 tuần (hoặc 3 tháng giữa) và lần 3 vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu XNTĐH dương tinh cần khám chuyên ngành nội khoa kết hợp với thăm khám thai định kỳ

- Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ:

Theo hướng dẫn mới của ADA (2011) và tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu Hiệp hội Đái tháo đường và thai nghén quốc tế IADPSG, chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi có 1 trong 3 giá trị đường huyết bằng hoặc vượt ngưỡng sau đây:

Thời điểm

Giá trị đường huyết: mmol/l (mg/dl)

Lúc đói

5,1 (92)

1 giờ

10,0 (180)

2 giờ

8,5 (153)

  1. Điều trị đái tháo đường thai kỳ

4.1. Tuyến xã: chuyển tuyến trên

4.2. Tuyến huyện trở lên:

- Kết hợp điều trị giữa bác sĩ nội khoa và sản khoa trong thời gian mang thai.

- Kiểm soát nồng độ đường huyết bằng chế độ ăn hoặc bằng thuốc insulin nhằm giảm các biến chứng cho mẹ và thai.

- Có thể theo dõi chuyển dạ tự nhiên, chỉ định mổ khi thai to hoặc suy thai.

- Trong cuộc chuyển dạ: cần kiểm soát chặt chẽ glucose máu mẹ trong suốt cuộc đẻ (tốt nhất dao động từ 3.3-5.6 mmol/l).

- Trong cuộc đẻ, theo dõi tim thai để phát hiện và xử trí kịp thời suy thai. Việc dùng insulin phải cân nhắc thận trọng vì sau khi lấy hết bánh rau, mất hiện tượng kháng insulin có thể gây hạ glucose máu. Theo dõi chặt chẽ nồng độ đường máu để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

- Theo dõi chặt chẽ trẻ sơ sinh 3 ngày đầu sau đẻ để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng.

 

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị Đái tháo đường

    5333/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các yếu tố thúc đẩy

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hội chứng loét sinh dục
    Kết nối chuyển gửi
    Yếu tố nguy cơ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space