3.1. Nguyên tắc điều trị hen
Điều trị hen nhằm đạt 6 mục tiêu kiểm soát hen:
1) Không có triệu chứng hen (hoặc có ít nhất).
2) Không thức giấc do hen.
3) Không phải dùng thuốc cắt cơn (hoặc dùng ít nhất).
4) Không hạn chế hoạt động thể lực.
5) Chức năng phổi (PEF; FEV1) trở lại bình thường.
6) Không có cơn kịch phát.
- Điều trị hen bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng ngoài cơn hen
- Thuốc điều trị hen có thể dùng tại chỗ (hít, khí dung), uống hoặc tiêm. Tuy nhiên thuốc dùng tại chỗ có nhiều ưu điểm, trong đó thuốc corticosteroid dạng hít là thuốc dự phòng hen có hiệu quả nhất hiện nay.
3.2. Quản lí và dự phòng hen phế quản tại tuyến y tế cơ sở
3.2.1. Các công việc cần thực hiện
Hiện nay, tại TYT thường mới chỉ có thuốc cơ bản để xử lí cơn hen cấp tính trước khi chuyển tuyến mà không có các thuốc điều trị nền để kiểm soát bệnh HPQ. Do vậy, việc quản lí chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:
- Phát hiện sớm các triệu chứng để chẩn đoán xác định HPQ ở người trưởng thành
và người cao tuổi có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh
- Phân bậc hen theo mức độ nặng nhẹ trước khi chuyển tuyến để BN được cấp phát thuốc.
- Nhận người bệnh từ tuyến trên, giám sát và hẹn tái khám lần đầu sau 2 tuần điều trị: khám lâm sàng, kiểm tra các dụng cụ hít, liều lượng thuốc, việc phòng tránh các yếu tố khởi phát.
3.2.2. Các biện pháp phòng tránh cơn hen
- Tuần thủ đúng phác đồ điều trị
- Tránh tiếp xúc và loại bỏ các yếu tố khởi phát và yếu tố gây bệnh: bỏ thuốc lá; tránh khói bụi, phấn hoa, hóa chất kích thích, tránh nuôi chó mèo, chim; tránh dùng thức ăn có tính gây dị ứng…
- Tiêm phòng cúm
- Thử test dị nguyên và điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên gây bệnh nếu có
- Luôn dặn dò người bệnh: Cách nhận biết vào đợt cấp; Cách xử trí tại nhà dành cho đợt cấp; Nhận biết các triệu chứng nặng để gọi cấp cứu; Số điện thoại, địa chỉ liên lạc trong trường hợp cấp cứu
3.2. Một số thuốc điều trị hen chính
3.2.1. Thuốc cắt cơn:
Đồng vận β2 tác dụng ngắn: Salbutamol 100µgr, luôn luôn có bên người bệnh
nhân. Dùng khi có cơn ho, khò khè, khó thở: dùng 2 nhát xịt họng 20 phút sau,
nếu dứt cơn thì dừng. Nếu không hết dùng thêm 2 nhát. Nếu sau 6 nhát/giờ mà vẫn còn triệu chứng nặng thì nên đến bệnh viện nhanh.
Điều trị cắt cơn thay thế bao gồm anticholinergics dạng hít, đồng vận β2 tác dụng ngắn dạng uống, 1 vài đồng vận β2 tác dụng dài và theophylline tác dụng ngắn. Liều thông thường với đồng vận β2 tác dụng ngắn và dài không được khuyến cáo nếu không thường xuyên dùng glucocorticosteroids dạng hít kèm theo.
3.2.2. Thuốc ngừa cơn
- ICS (Inhaled corticosteroid): Corticosteoid dạng hít: liều cho người lớn
Bảng 3.1. Các dạng ICS
Thuốc Liều thấp/ ngày (µg) Liều trung bình/ ngày (µg) Liều cao/ngày (µg)
Budesonide 200-4000 >400-8000 >800-1600
Fluticasone 100-250 >250-500 >500-1000
Beclomehasone Dipropronate 200-500 >500-1000 >1000-2000
- LABA : Long acting β2 agonist : Đồng vận β2 tác dụng kéo dài thường đi kèm với ICS
• Salmeterol : Không dùng quá 100 µgr/ ngày
• Formoterol : tác dụng nhanh, không quá 54 µgr/ ngày
- Leukotriene Modifier : thuốc biến đổi leukotriene
Trên 12 tuổi và người lớn : 10 mg
- Theophylline phóng thích chậm : viên 100 mg – 300mg tối đa 600mg ở người lớn
- Glucocorticoid dạng uống : 0.5- 1mg/ kg cân nặng.
Nhiều biến chứng, rất hạn chế dùng
- Anti- IgE : Hiện mới có tại Việt Nam, giá thành đắt do vậy mới chỉ được sử dụng tại các bệnh viện tuyến trên.
|