Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hỏi bệnh đối với thai phụ

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

  1. Hỏi.

1.1. Bản thân.

- Họ và tên.

- Tuổi.

- Nghề nghiệp, điều kiện lao động: tư thế làm việc ngồi hay đứng, chế độ nghỉ ngơi, có tiếp xúc độc hại không.

- Địa chỉ (chú ý vùng sâu, xa).

- Dân tộc (chú ý dân tộc thiểu số).

- Trình độ học vấn.

- Điều kiện sống, kinh tế (chú ý hoàn cảnh đói nghèo...).

1.2. Sức khỏe.

1.2.1. Hiện tại.

Hiện mắc có dấu hiệu gì bất thường, nếu có, mắc từ bao giờ, diễn biến thế nào, đã điều trị gì, kết quả điều trị, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đang dùng thuốc gì. Chú ý các bệnh nhiễm khuẩn đang lưu hành ở địa phương và các bệnh mãn tính.

1.2.2. Tiền sử bệnh.

Mắc những bệnh gì? Lưu ý những bệnh phải nằm viện, phải phẫu thuật, phải truyền máu, các tai nạn, dị ứng, nghiện rượu, thuốc lá, ma túy, các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tâm thần, nội tiết, bệnh về máu, gan, thận.

1.2.3. Tiền sử sản khoa (PARA).

- Đã có thai bao nhiêu lần, ghi theo 4 số (khôngkể lần có thai này):

+ Số thứ nhất là số lần đẻ đủ tháng.

+ Số thứ hai là số lần đẻ non.

+ Số thứ ba là số lần sẩy thai hoặc phá thai.

+ Số thứ tư là số con hiện sống.

Ví dụ: 2012: đã đẻ đủ tháng 2 lần, không đẻ non, 1 lần sẩy hoặc phá thai, hiện 2 con sống.

- Với từng lần có thai:

+ Tuổi thai khi kết thúc (để biết đẻ non hay đủ tháng).

+ Nơi đẻ: bệnh viện, trạm xá, tại nhà, đẻ rơi.

+ Thời gian chuyển dạ.

+ Cách đẻ: thường, khó (forceps, giác kéo, phẫu thuật lấy thai...).

+ Các bất thường khi mang thai (ra máu, tiền sản giật…), khi đẻ (ngôi bất thường, đẻ khó, thai dị dạng), sau đẻ (chảy máu, nhiễm khuẩn).

+ Cân nặng con khi đẻ.

+ Giới tính con.

+ Tình trạng con khi đẻ ra: khóc ngay, ngạt, chết...

1.2.4. Hỏi về tiền sử phụ khoa.

Có điều trị vô sinh, điều trị nội tiết, các bệnh NKĐSS, bệnh LTQĐTD, thủ thuật ở cổ tử cung (đốt nhiệt, đốt điện, laser, áp lạnh) các khối u phụ khoa, sa sinh dục, các phẫu thuật phụ khoa...

1.2.5. Hỏi về các biện pháp tránh thai đã dùng.

- Loại BPTT.

- Thời gian sử dụng của từng biện pháp.

- Lý do ngừng sử dụng.

- BPTT dùng ngay trước lần có thai này (nếu có dùng, lý do mang thai).

1.2.6. Hỏi về lần có thai này.

- Chu kỳ kinh nguyệt có đều không và ngày đầu của kỳ kinh cuối.

- Các triệu chứng nghén.

- Ngày thai máy.

- Sụt bụng (xuất hiện 1 tháng trước đẻ, do ngôi thai xuống thấp).

- Các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tăng.

- Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ăn kém ngon (dấu hiệu thiếu máu).

- Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị, nôn mửa (dấu hiệu tiền sản giật).

1.3. Gia đình.

- Sức khỏe, tuổi bố mẹ, anh chị, còn sống hay đã chết. Nếu chết, cho biết lý do.

- Có ai mắc bệnh nội khoa: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, gan, thận,…

- Có ai mắc bệnh nhiễm khuẩn: lao, bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS, sốt rét,

- Các tình trạng bệnh lý khác: sinh đôi, đẻ con dị dạng, dị ứng...

- Hỏi để sàng lọc bạo hành phụ nữ, nếu phát hiện, xử lý các bước theo hướng dẫn trong bài “Sàng lọc và đáp ứng của nhân viên y tế đối với bạo hành phụ nữ”

1.4. Tiền sử hôn nhân.

- Lấy chồng năm bao nhiêu tuổi.

- Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, sức khỏe, bệnh tật của chồng.

1.5. Dự tính ngày sinh theo ngày đầu của kỳ kinh cuối.

- Tính đúng 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.

- Theo dương lịch, lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối cộng 7, tháng cuối cộng 9 (hoặc trừ 3 nếu tổng số lớn hơn 12).

Thí dụ: Ngày đầu của kỳ kinh cuối 15/9/2007.

Ngày dự kiến đẻ 22/6/2008.

Có thể sử dụng bảng quay tính ngày dự kiến đẻ.

- Nếu không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối thì có thể dựa trên kết quả siêu âm để xác định tuổi thai (chính xác nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ).

- Nếu sản phụ không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì cán bộ y tế dựa vào lịch mà chuyển ngày âm sang ngày dương.

- Trong trường hợp bơm tinh trùng vào tử cung, chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm thì ngày đầu của kỳ kinh cuối được tính là trước ngày bơm 14 ngày. Dự tính ngày sinh được tính như cách trên.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/noidung/hoso/op/op.Download.php?documentid=11&version=1.....(xem tiếp)

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    an toàn cho người bệnh

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống minh họa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng thuốc

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhồi máu cơ tim cấp thành trước ST chênh lên kèm block nhánh Phải (ECG Ví dụ 2)
    Block nhĩ thất độ II với 3 sóng nhĩ 1 sóng thất
    Vai trò, lợi ích của Y Học Gia Đình trong hệ thống y tế
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space