Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CƠ SỞ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI TUYẾN XÃ

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

Căn cứ mô hình bệnh tật và nhu cầu cụ thể của địa phương, Sở Y tế quy định số lượng phòng, sắp xếp, phối hợp các phòng phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản. Số lượng phòng tối thiểu như sau:

- Phòng khám thai và tư vấn (có thể chung với phòng khám bệnh)

- Phòng đẻ/thủ thuật

- Phòng khám phụ khoa

- Phòng nằm của sản phụ (có thể chung với phòng lưu bệnh nhân)

Cơ sở có đủ điều kiện có thể bố trí riêng các phòng:

- Phòng khám thai.

- Phòng khám phụ khoa.

- Phòng thủ thuật.

- Phòng đẻ.

(Các phòng trên đều phải có nơi rửa tay).

- Phòng nằm của sản phụ.

- Phòng truyền thông tư vấn.

Các phòng trên cần có biển tên phòng. Cơ sở cần có bảng thông báo các dịch vụ mà cơ sở cung cấp và bảng Quyền và nghĩa vụ của người bệnh (Chương II; Luật khám bệnh, chữa bệnh).

  1. Phòng khám thai.

1.1. Tiêu chuẩn.

- Phòng có chức năng khám thai và quản lý thai nghén.

- Cơ sở không đủ điều kiện bố trí phòng riêng thì:

+ Khám thai: có thể làm ở phòng khám chung, trên một giường cá nhân.

+ Quản lý thai nghén: có thể ở phòng truyền thông.

1.2. Trang bị.

- Để khám thai: bộ khám thai, xem bài “Trang thiết bị thiết yếu cho tuyến xã

- Để quản lý thai nghén:

+ Phiếu thăm thai.

+ Sổ khám thai.

+ Bảng theo dõi và quản lý thai nghén.

+ Hộp phiếu hẹn.

  1. Phòng khám phụ khoa.

2.1. Phòng khám.

- Phải là một phòng riêng, không chung với phòng đẻ.

- Diện tích tối thiểu 9 m2.

- Một bàn khám phụ khoa có bậc lên xuống, có chỗ gác chân.

- Một bàn làm việc để tiếp đón, ghi chép, lưu giữ sổ sách.

- Một bàn con để dụng cụ khám.

- Một đèn soi.

- Có nơi treo quần áo của khách hàng.

2.2. Dụng cụ khám.

- Ít nhất cần có 3 bộ dụng cụ khám và găng tay vô khuẩn.

- Những phương tiện khác:

+ Bông miếng nhỏ, tẩm nước đã khử khuẩn để lau âm đạo, cổ tử cung.

+ Acid acetic 3% để phân biệt tổn thương cổ tử cung với viêm.

+ Lugol 3% để phát hiện tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung.

+ Betadin để sát khuẩn khi cần.

  1. Phòng thủ thuật.

(xem phần Kế hoạch hóa gia đình)

  1. Phòng đẻ.

4.1. Tiêu chuẩn tối thiểu.

- Diện tích trên 16 m2.

- Trần sạch, tường ốp gạch men, tối thiểu cao 1,6 m.

- Cửa bảo đảm chống bụi, chống ruồi muỗi, chống gió.

- Nền lát bằng chất liệu không thấm nước, không đọng nước, chống trơn và dễ vệ sinh.

- Có đèn điện, dây mắc gọn gàng, an toàn về điện.

- Có khu rửa tay thuận tiện cho việc đỡ đẻ nhưng không làm ướt nền phòng đẻ.

- Xa nơi ô nhiễm.

- Có hệ thống kín dẫn nước thải.

- Không sử dụng phòng đẻ để khám phụ khoa.

4.2. Trang bị tối thiểu.

- Một bàn đẻ sạch.

- Một tủ để thuốc và dụng cụ (có đủ theo quy định).

- Một bàn để dụng cụ đỡ đẻ, cắt khâu tầng sinh môn.

- Góc hồi sức sơ sinh gồm một bàn làm rốn và bộ dụng cụ hồi sức sơ sinh.

- Một đèn chiếu để khâu tầng sinh môn, đỡ đẻ.

- Có phương tiện ủ ấm cho bé, tối thiểu là bóng đèn 150 W.

- Các hộp: gạc miếng, chỉ, băng, gạc dài, vải trải đã hấp và còn hạn dùng.

- Có guốc dép riêng.

  1. Phòng nằm của sản phụ (chờ đẻ, sau đẻ, sau phá thai).

- Số giường được tính theo nhu cầu về hoạt động SKSS của cơ sở, tránh phải nằm ghép nhưng cũng tránh để giường không sử dụng.

- Buồng phải sạch, không có mạng nhện, không để tường bẩn (cần định kỳ quét vôi).

- Giường sạch, có cọc màn-người mới đến được thay chiếu (hoặc vải trải giường) sạch.

- Vị trí thuận tiện cho người trực theo dõi.

- Có cửa sổ và cửa ra vào đảm bảo kín gió trong mùa đông, thoáng mát trong mùa hè và có thể ngủ yên về ban đêm.

- Có nước sạch, buồng tắm, buồng vệ sinh thuận tiện.

  1. Phòng hoặc góc truyền thông-tư vấn.

6.1. Phòng truyền thông tư vấn.

- Nên có phòng riêng ở vị trí thuận tiện.

- Có đủ bàn ghế để cần có thể làm tư vấn nhóm.

- Quét dọn vệ sinh hàng ngày, luôn sẵn sàng đón khách hàng.

- Đảm bảo kín đáo, có sự ấm cúng khi tư vấn.

- Cơ sở không đủ điều kiện thì bố trí ở một góc của phòng khám chung.

6.2. Trang bị.

- Tờ gấp (về nội dung sẽ tư vấn).

- Áp phích (treo ngay ngắn, không rách, không mốc).

- Sách lật.

- Mô hình.

- Hiện vật (các biện pháp tránh thai như dụng cụ tử cung, các vỉ thuốc uống tránh thai, bao

cao su...).

  1. Vệ sinh và xử lý chất thải.

7.1. Vệ sinh môi trường.

- Có tường bao, hoặc hàng rào, không để bụi rậm, hố nước đọng, khơi thông cống rãnh.

- Có thùng rác ở nơi đi lại, đông người ngồi chờ.

7.2. Vệ sinh các phòng làm việc và nơi chờ, nơi điều trị của người bệnh.

- Phòng thoáng, sạch sẽ, gọn gàng.

- Trật tự trong buồng bệnh.

- Đặt thùng rác và phân loại rác theo quy định.

- Thuốc, dụng cụ, hồ sơ có tủ riêng.

7.3 Nơi xử lý dụng cụ y tế

- Nơi xử lý dụng cụ y tế: Có vòi nước tự chảy; Có các dụng cụ dành riêng cho việc xử lý, làm sạch dụng cụ (chậu rửa, xô đựng hóa chất khử nhiễm, bàn chải, ủng, găng tay, tạp dề, kính bảo hộ, xà phòng, hóa chất khử nhiễm).

7.4. Công trình vệ sinh và nguồn nước.

- Có hố xí hợp vệ sinh, tốt nhất là hố xí tự hoại. Trong hố xí phải có giấy vệ sinh và/hoặc vòi nước xịt rửa. Nơi rửa tay bên ngoài hố xí có xà phòng và vòi nước tự chảy.

- Có nhà tắm kín đáo, hợp vệ sinh

- Có nguồn nước sạch (nước máy, nước giếng hoặc nước máng lần). Nếu là giếng nước phải có bán kính bảo vệ trên 10 m, sân giếng có đường kính ít nhất 3 m.

- Các công trình và vật liệu gây ô nhiễm hay gây độc (buồng tắm, hố xí, nơi xử lý dụng cụ y tế, hố rác, các túi chứa hóa chất diệt khuẩn, máy phun thuốc diệt côn trùng...) không được gần nguồn nước hoặc nơi chứa nước.

7.5. Thu gom và xử lý chất thải.

- Có dụng cụ, phương tiện để phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (bao gồm cả chất thải lỏng và chất thải rắn) đúng quy định.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phù bạch huyết, phù bạch mạch, lymphedema

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh thận mạn giai đoạn cuối

    3931/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hướng dẫn sử dụng một số thuốc chính trong điều trị các bệnh khớp hướng dẫn sử dụng thuốc chống viêm không steroid
    Chuyển qua vòng biên tập bản thảo
    Điều trị không dùng thuốc
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space