2.4.1 Những gánh nặng bệnh tật do lối sống đem lại
- Hàng năm có khoảng 524.000 trường hợp tử vong do 9 bệnh mạn tính mà các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá có thể can thiệp được.
- Có 5 yếu tố nguy cơ chủ yếu chiếm 90% được xếp theo thứ tự giảm dần: hút thuốc lá, béo phì, ít luyện tập thường xuyên, tăng cholesterol máu và tăng huyết áp.
- Giảm các yếu tố nguy cơ sẽ tăng tuổi thọ từ 3-5 năm, như vậy lối sống lành mạnh
có ý nghĩa lớn trong việc kéo dài tuổi thọ.
2.4.2 Tác động của một số thói quen không có lợi cho sức khỏe
2.4.2.1 Hút thuốc lá
Tác hại của thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân gây tử vong đáng kể nhất hiện nay:
600.000 người tử vong/năm do hút thuốc lá thụ động (theo WHO), trong đó trẻ em là đối tượng bị tiếp xúc với khói thuốc nhiều hơn bất cứ nhóm tuổi khác. Mỗi năm có khoảng 165.000 trẻ em tử vong vì loại khói thuốc độc hại này. Có khoảng 25 bệnh mạn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá: các bệnh ung thư, tim mạnh và bệnh đường hô hấp
Tác động của việc hút thuốc lá:
- Thư giãn
- Chống stress
- Dễ tập trung
- Tạo phong thái tự tin
- Giống như những người khác
Tác nhân gây bệnh trong điếu thuốc:
Hiện đã xác định có hơn 4000 chất độc hại và 69 chất gây ung thư:
- Nicotine: gây nghiện, lưu thông nhanh vào máu và tác động đến hệ thần kinh, tim mạch. Nicotine là chất hướng thần kinh có đặc điểm rất dễ gây nghiện do:
Dược động học đặc biệt
Gắn lên thụ thể nicotine của hệ thần kinh trung ương
Gây các hiệu ứng tâm thần kinh
- Monoxyde carbone: nguyên nhân gây xơ vỡ động mạch, làm giảm hàm lượng oxy, lưu thông vào máu nhanh gắn vào Hemoglobine gấp 20 lần so với oxy
- Goudron: chất gây tổn thương tiền ung thư
- Chất kích thích: Aldehyde, acrolene, Phenol
- Chất gây viêm mạn tính niêm mạc hô hấp:
Tác động của thuốc lá:
- Hơi nóng trực tiếp sinh ra khi đốt điếu thuốc
- Khói thuốc thâm nhập vào đường hô hấp
- Độc chất thâm nhập qua mao mạch phế nang lưu thông vào máu
- Riêng người hút thuốc lá thụ động, do khói thuốc tồn tại trong không khí hơn 2 giờ nên người làm việc trong môi trường này liên tục hít khói thường xuyên, ước tính tương đương người hút 5 điếu/ngày
Hút thuốc và mang thai:
- Suy giảm chức năng sinh sản cả nam và nữ
- Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung
- Tăng nguy cơ nhau bám thấp, vỡ ối sớm, thai phát triển chậm, chết lưu
- Quái thai
- Phụ nữ ngừng hút thuốc trước hoặc trong 3 tháng đầu giảm đáng kể nguy cơ cho con. ¼ trẻ em trọng lượng thấp phòng ngừa được nếu mẹ bỏ thuốc lá khi mang thai
Hút thuốc ở người lớn: tăng nguy cơ tim mạch, hô hấp và ung thư
Hút thuốc và trẻ em: Hút thuốc lá thụ động tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quan, hen
Khi ngừng hút thuốc lá:
- Sau 20 phút: HA và mạch trở về bình thường, tuần hoàn máu tốt hơn nhất là ở
chân và tay
- Sau 8 giờ: Mức độ oxy trong máu trở về bình thường, nguy cơ cơn suy tim
giảm xuống
- Sau 24 giờ: Hết khí CO, phổi bắt đầu sạch nước nhày và chất cặn
- Sau 48h: Cơ thể hết nicotine, có cảm giác ngon miệng, nùi vị tốt hơn
- Sau 72h: Hô hấp tốt hơn
- Sau 12 tuần: Tuần hoàn cơ thể tốt hơn
- Sau 3-9 tháng: Hiệu suất của phổi tăng thêm 5-10%, các vấn đề hô hấp biến mất
- Sau 5 năm: Nguy cơ suy tim của bạn bằng nửa người hút thuốc
- Sau 10 năm: Nguy cơ ung thư phổi bằng nửa người hút thuốc
- Sau 15 năm: nguy cơ suy tim của bạn bằng những người chưa từng hút thuốc
1.4.2.2. Lối sống ít vận động và tập thể dục
Ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Lối sống ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Tập thể dục có thể kéo dài cuộc sống thêm 2 năm và giảm 1/3 số tử vong do bệnh mạch vành
+ Lợi ích khác: mang lại sức khỏe và tinh thần tốt hơn, giảm nguy cơ gẫy cổ xương đùi và mắc đái tháo đường
• Tập thể dục điều độ có tác dụng tốt về mặt tinh thần.
• Đối với người già, hay lo lắng và ít vận động, thể dục làm tăng sự khỏe mạnh, giảm
căng thẳng và lo âu, giảm trầm cảm, giảm lú lẫn, tăng khả năng quan sát, lĩnh hội
• Tập thể dục cũng giảm căng thẳng và lo lắng đối với cộng đồng nói chung
Tư vấn để tăng tập thể dục
Mọi người lớn tuổi đều nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày ở mức độ vừa phải. Có thể chia thành các khoảng ngắn hơn (10 phút mỗi lần)
Nghiệm pháp gắng sức trước khi tập luyện:
Những người có yếu tố nguy cơ về tim mạch cần làm nghiệm pháp gắng sức trước khi tập luyện
≤ 40 tuổi + 2 yếu tối nguy cơ
≥ 41 tuổi + 1 yếu tố nguy cơ
1.4.2.3. Dinh dưỡng
+ Nhu cầu calo
+ Chất béo
+ Chất xơ
+ Vitamin và khoảng chất
1.4.2.4. Uống rượu bia quá mức
Ảnh hưởng của rượu bia: Rượu gây tổn thương nhiều cơ quan như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, tâm thần,...
|