Nystagmus là dấu chứng khách quan đáng tin cậy nhất trong chóng mặt.
Nhịp: chuyển động nhịp nhàng của mắt, có hai thì theo hai hướng ngược nhau: 1) chuyển động chậm, và 2) chuyển động nhanh theo hướng ngược lại, được quy định là hướng của nystagmus;
4.1. Nystagmus trong tiền đình căn nguyên ngoại biên:
Tổn thương nằm tại cơ quan tiền đình, tk tiền đình, đặc trưng bởi:
Giảm hoặc mất nếu tập trung nhìn cố định;
Tăng lên nếu nhìn về hướng đánh nhanh và ngược lại;
Một chiều: chiều của nystagmus không bao giờ thay đổi, ngược hướng của bên tiền đình bệnh;
Nystagmus thường đánh ngang-xoay, không bao giờ đánh dọc.
Trong rối loạn tiền đình có căn nguyên ngoại biên, các triệu chứng thường "hòa hợp" có nghĩa là các dấu chứng lâm sàng đều chỉ dẫn về một bên tiền đình bị tổn thương; vd: RLTĐ có căn nguyên tại cơ quan tiền đình bên P, di lệch ngón trỏ, đi hình sao, Romberg đều lệch sang P, nystagmus đánh sang T (chiều chậm sang P).
4.2. Nystagmus trong tiền đình căn nguyên trung ương:
Tăng nếu nhìn cố định;
Đa hướng, vd: đánh sang trái khi nhìn sang trái, đánh sang phải khi nhìn sang phải, đánh lên khi nhìn lên;
Sự hiện diện của nystagmus tương đối không phụ thuộc vào mức độ chóng mặt;
Có thể có giá trị định vị tồn thương: vd: nystagmus đánh dọc hướng lên hướng đến chẩn đoán tổn thương cầu não, trong khi nystagmus đánh dọc hướng xuống hướng đến chẩn đoán tổn thương vùng bản lề chẩm cột sống;
Thường phối hợp với những biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khác.
|