Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tình huống

(Tham khảo chính: ICPC )

Thông tin
Một bệnh nhân nữ 38 tuổi đến khám vì sưng, đau chân trái 5 ngày nay. Bệnh nhân không té ngã hoặc chấn thương gần đây. Bệnh sử có ghi nhận bệnh nhân mới từ nước ngoài về Việt Nam bằng chuyến bay kéo dài 14 giờ cách đây 11 ngày. Bệnh nhân không hút thuốc, không uống rượu, đã lập gia đình và hiện đang sử dụng thuốc viên ngừa thai. Tiền căn bệnh lý bản thân và gia đình: chưa ghi nhận bất thường. Khám: phù chân trái ấn lõm từ vị trí dưới đầu gối xuống bàn chân, chu vi bắp chân bên (T) to hơn bắp chân bên (P) 4cm, có đau cơ bụng chân khi bị bóp chặt. Các cơ quan khác: hiện chưa phát hiện bất thường.

Câu hỏi gợi ý tình huống:
Chẩn đoán nào phù hợp nhất?
Làm gì tiếp theo để xác định chẩn đoán?
Trả lời
Lâm sàng có tình trạng phù vùng thấp khu trú 1 bên chân bên T (ấn lõm, chu vi to hơn), có đau, không viêm, gợi ý bệnh tại tĩnh mạch chân. Trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nguy cơ, mức độ nguy cơ của các giả thuyết chẩn đoán khác nhau, chẩn đoán cần được nghi ngờ nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu.

Bước chẩn đoán kế tiếp:

Xét nghiệm D-Dimer: đây là xét nghiệm có giá trị đối với bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS). Nếu âm tính giúp loại trừ HKTMS và nguy cơ thuyên tắc phổi.
Siêu âm mạch máu chi dưới: là phương tiện tầm soát tốt bệnh lý HKTMS ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ từ trung bình đến cao. Nếu âm tính nên thực hiện xét nghiệm D-Dimer.
Chụp tĩnh mạch chi dưới (Venography): là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán HKTMS. Tuy nhiên chụp tĩnh mạch có nhiều hạn chế như về giá thành, khả năng của đơn vị y tế thực hiện thủ thuật này, nguy cơ của thuốc cản quang và thủ thuật.
Với vai trò là bác sĩ gia đình, trong đợt bệnh cấp tính này, trách nhiệm cần làm là xác định nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ cao, gợi ý chẩn đoán sớm và điều hướng bệnh nhân đến đơn vị y tế có khả năng chẩn đoán và điều trị chuyên khoa phù hợp với bệnh lý HKTMS. Bác sĩ gia đình cần thông tin - tư vấn về mức độ cấp tính của bệnh để có thể hợp tác và điều trị kịp thời. Việc làm này quan trọng để tránh trường hợp người bệnh đến trễ (vì sử dụng các dịch vụ y tế không phù hợp), ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

  • Mục tiêu
  • Tình huống
  • Tổng quan
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Các nhóm nguyên nhân gây đau chân
  • Cạm bẫy trong chẩn đoán
  • Bệnh lý tiềm ẩn
  • Nguyên nhân tâm lý
  • Y học thể thao và bệnh vùng chân
  • tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị suy tim

    1762/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cách chăm sóc cho người tiên lượng sống tính bằng tháng

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm thanh khí phế quản

    .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hình: giao diện các bài tập YHGĐ
    Nguyên tắc điều trị
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space