Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tổng quan

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Đau vùng chi dưới bao gồm tình trạng khó chịu xuất hiện ở vùng hông lưng trở xuống và là một trong những vấn đề thường gặp trong chăm sóc ngoại trú – y học gia đình. Chỉ riêng các than phiền về khớp gối và cấu trúc xung quanh gối cũng đã chiếm 3,19% than phiền – nhu cầu sức khỏe của người dân (trích từ khảo sát tại 2 cộng đồng dân cư tại TP Hồ Chí Minh 1), và là 1 trong 5 nhóm than phiền thường gặp nhất1. Theo một nghiên cứu khác dựa trên số liệu khám ngoại trú của các bệnh viện tại TP HCM, vấn đề bệnh lý thoái hóa khớp chiếm 5,23% lượt khám và bệnh tĩnh mạch-động mạch các chi chiếm 1,42%2. Chính vì mức độ phổ biến của bệnh, việc nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chính xác – phù hợp than phiền đau vùng chi dưới là điều cấp thiết trong bối cảnh chuyên môn ngoại trú – y học gia đình.
Để chẩn đoán tình trạng khó chịu ở vùng chi dưới, chúng ta thường phải xác định những khía cạnh khác nhau: tình trạng đau này là từ tạng hay đau qui chiếu; vùng đau có nằm tại vị trí khớp (hông, đầu gối, mắt cá, đốt bàn chân – ngón chân) hoặc vị trí ngoài khớp (da, cơ, cân – gân bám tận, mạch máu, hoặc thần kinh); khó chịu gây ra do cơ chế viêm hoặc không do viêm; khó chịu liên quan đến bệnh lý thực thể hay cơ năng. 
Các đặc điểm của bệnh và tần suất mắc cũng thay đổi nhiều theo nhóm tuổi, theo nghề nghiệp, theo thói quen và cả những bệnh lý phối hợp. Trong bài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích bệnh lý gặp chủ yếu ở người trưởng thành và người cao tuổi. Phần nội dung đối với đối tượng trẻ em sẽ được đề cập trong bài khác.
Ở người trưởng thành, nguyên nhân phổ biến nhất gây đau – khó chịu vùng chi dưới bao gồm: chấn thương dây chằng – gân – cơ, bệnh thoái hóa khớp (đặc biệt là của hông và đầu gối), đau cách hồi do bệnh động mạch ngoại biên, bệnh lý liên đới tình trạng hẹp ống sống, bệnh thần kinh tọa, vọp bẻ cơ về đêm, suy tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc động mạch - tĩnh mạch chi dưới, bệnh gút, và chấn thương. Chính sự phức tạp của nhiều bệnh có thể gây triệu chứng vùng chi dưới, chúng ta cần có mô hình tiếp cận phù hợp.
 
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Tình huống
  • Tổng quan
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Các nhóm nguyên nhân gây đau chân
  • Cạm bẫy trong chẩn đoán
  • Bệnh lý tiềm ẩn
  • Nguyên nhân tâm lý
  • Y học thể thao và bệnh vùng chân
  • tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG/NHẸ CÂN VÀ CÁC DỊ TẬT SƠ SINH CẦN CAN THIỆP SỚM

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kỹ thuật chăm sóc người bệnh duhring-brocq (viêm da dạng herpes) có diện tích tổn thương từ 10-29% diện tích cơ thể

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kể khách quan 2-3 nhóm dược chất/thuốc thường được dùng trong điều trị tiêu chảy

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ SƠ SINH
    Mục tiêu bài học
    Co thắt Dupeytren

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space