Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm bệnh nhân ợ hơi

(Tham khảo chính: ICPC )

Trong trường hợp ợ hơi, hơi được nuốt vào thông qua động tác ăn hoặc uống. Thông thường thì uống nước gây nuốt hơi nhiều hơn so với ăn thức ăn đặc. Quá trình nuốt hơi có thể thực hiện một cách có ý thức hoặc vô ý thức do thói quen thần kinh và không liên đới đến loại thức ăn được dùng. Vấn đề nuốt hơi cũng có thể xảy ra do việc thở bằng miệng, nhai kẹo chewgum, đeo răng giả, mất răng vùng miệng. Ở một số bệnh nhân, các quan sát đánh giá bằng phương pháp nội soi ghi nhận có thể tình trạng dãn trương lực có ý thức hoặc vô ý thức của cơ co thắt tâm vị của dạ dày – thực quản.
Ợ hơi nhiều thường được ghi nhận tăng nặng lên ở bệnh nhân có tình trạng căng thẳng, lo lắng, khó chịu bực bội. Phải ghi nhận rằng ở trẻ em, ợ hơi thường không là dấu chứng gợi ý của một bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, nếu ơ hợi quá nhiều thì chúng ta cần phải chú ý đến khả năng có thể là trẻ nuốt nhiều hơi qua ăn uống nhất là khi trẻ còn bú sữa. 
Trẻ bú sữa bình được xem là dễ bị nuốt hơi hơn so với trẻ bú mẹ. Điều này được giải thích rằng khi trẻ bú mẹ, sữa mẹ được tiết ra và chảy thẳng vào họng nên bé chỉ cần động tác nuốt. Đối với bú bằng sữa bình, trẻ phải tạo áp lực âm trong miệng để hút sữa. Do chính áp lực âm tạo ra khi bé nút núm vú để chống lại áp lực âm của bình sữa là nguyên nhân chính gây hút hơi vào bụng. Khí sẽ dễ dàng đi vào miệng và xuống dạ dày của trẻ khi bé nút quá mạnh. Trong trường hợp miệng bé không ôm hết quầng vú thì có nguy cơ cao bé bị nút hơi khi bú sữa. 
Ngoài kỹ thuật bú, các yếu tố về bình sữa và tư thế của bé được cho bú cũng phải được đánh giá một cách hệ thống. Các bình sữa thông thường không có cấu trúc riêng đưa khí vào bình. Do vậy, theo nguyên tắc bình kín thì khi sữa chảy ra ngoài do bé bú thì sau một thời gian, trong bình sẽ hình thành một áp lực âm. Tình trạng này gây 2 hiện tượng. Một mặt trẻ phải nút bằng áp lực âm lớn hơn dẫn đến hơi dễ dàng vào dạ dày. Mặt khác, dưới áp lực âm của bình, không khí sẽ bị hút vào bình qua lỗ của núm vú. Khi này, khí sẽ đi xuyên qua lớp sữa và tạo váng bọt có chứa nhiều bóng khí nổi phía trên bề mặt. Nếu bé bú các bọt khí này thì sẽ làm tăng hơi trong dạ dày. Chú ý rằng các loại bình sữa có van hoặc hệ thống dẫn khí vào như bình Avent, DrBrown, … sẽ không bị tình trạng nêu trên.
Tư thế bú sai cũng có thể là một trong số các nguyên nhân gây nuốt khí. Thông thường, bé được cho bú ở tư thế đầu ngang. Ở tư thế này, khí sẽ dễ dàng đi theo dòng sữa vào thực quản và xuống dạ dày mà không bị áp suất nước đẩy ngược khí lên trên.
Ở một số bệnh nhân có rối loạn ở dạ dày – túi mật có thể có thói quen nuốt khí vì cho rằng có thể làm giảm được các khó chịu vùng bụng (đôi khi việc nuốt khí này là không ý thức). Đối với những người phát âm kiểu họng, việc vận hơi nhiều khi lấy hơi vào trước khi nói một cách không ý thức sẽ gây một áp lực âm cao trong ổ bụng, tạo thuận lợi cho hiện tượng hít khí vào dạ dày gây đầy hơi.
Nếu như các nguyên nhân thực thể khác được loại trừ, chúng ta có thể trấn an bệnh nhân rằng ợ hơi không là vấn đề nghiêm trọng.  Đôi khi, chỉ cần khuyên bệnh nhân đừng cố gắng ợ hơi cũng có thể làm giảm dần triệu chứng vì bệnh nhân sẽ tránh hoặc tìm cách hạn chế việc tự ý nuốt hơi một cách vô ý thức. Các thuốc chống tạo bọt không có hiệu quả đáng kể trong việc chống ợ hơi. Ngoài ra, chúng ta có thể khuyên bệnh nhân tránh nhai kẹo chewgum, tránh ăn nhanh, tránh hút thuốc lá và tránh sử dụng các thức uống có ga, tránh vừa ăn vừa nói chuyện có thể tránh hiện tượng nuốt hơi vô thức.
Nguyên nhân khác của ợ hơi là tình trạng ứ đọng dịch tiết acid trong dạ dày và chậm đưa dịch tiêu hóa xuống ruột. Hệ quả của tình trạng này là dạ dày bị dãn ra, căng ra, tăng có thắc làm tăng cảm giác khó chịu muốn đưa dịch dạ dày lên thực quản gây dấu chứng ợ chua, ợ nóng (nằm trong bệnh cảnh trào ngược dạ dày thực quản). Dấu chứng tăng rõ sau bữa ăn nhiều hoặc có tư thế nằm đầu thấp sau ăn.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Đặc điểm bệnh nhân ợ hơi
  • Các dấu chứng đi kèm của ợ hơi
  • Yếu tố làm tăng và làm giảm triệu chứng ợ hơi
  • Xét nghiệm cận lâm sàng đối với ợ hơi
  • Chẩn đoán nguyên nhân
  • Điều trị
  • Định nghĩa
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Kim tiêm thuốc insuline

    Nguyễn Thị Thu Thảo.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biểu hiện tâm thần

    2122/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tư vấn khách hàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hoạt động thể lực và bệnh tim mạch
    Ngưng thở ngưng tim
    Định nghĩa
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space