Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm cơn đau

(Tham khảo chính: ICPC )

Khởi phát:

  • Đột ngột, dữ dội: Bóc tách động mạch chủ, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi
  • Từ từ, tăng dần: trong các bệnh cảnh viêm
  • Liên quan bối cảnh: chấn thương, san chấn
  • Đột ngột, liên quan vận động: cơn đau thắc ngực ổn định
  • Đột ngột, tăng dần, không liên quan vận động: hội chứng vành cấp

Yếu tố tăng giảm:

  • Tăng khi gắng sức, giảm khi nghỉ: Đau thắt ngực ổn định
  • Tăng khi hít sâu: Viêm màng phổi, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi
  • Tăng khi nằm ngửa, giảm khi nghiêng về phía trước: Viêm màng ngoài tim
  • Tăng khi cử động, sờ nắn, ấn chẩn vị trí xác định: Nguyên nhân cơ xương
  • Tăng khi ho: viêm màng phổi, viêm cơ hoành, viêm các cơ vùng ngực, viêm khớp sụn sườn

Tính chất:

  • Cảm giác nặng ngực, bóp nghẹt, đè ép: Hội chứng mạch vành cấp
  • Xé rách, đâm thấu: Bóc tách động mạch chủ
  • Đau nhói, kiểu màng phổi: Thuyên tắc phổi, tràn khí màng phổi, viêm khớp sụn sườn, vọt bẻ cơ thành ngực
  • Đau nóng rát: Nguyên nhân tiêu hóa

Vị trí:

  • Sau xương ức, lan ra vai, cánh tay trái: Hội chứng mạch vành cấp
  • Ngực trước, di chuyển hoặc lan ra sau lưng, bụng: Bóc tách động mạch chủ
  • Thành ngực, khu trú: Thuyên tắc phổi, nguyên nhân cơ xương
  • Thượng vị: Nguyên nhân tiêu hóa
  • Đau vị trí khớp: viêm khớp sụn sườn
  • Đau theo khoanh cơ thể: viêm dây thần kinh liên sườn

Thời gian:

  • Liên tục: Hội chứng mạch vành cấp, bóc tách động mạch chủ
  • Từng cơn: Đau thắt ngực, trào ngược dạ dày thực quản
  • Khởi phát sau nôn mửa dữ dội: hội chứng Mallory Weiss rách - xướt thực quản do nôn ói
  • Nhói lên và hết nhanh: viêm màng phổi, viêm khớp sụn sườn, vọt bẻ cơ ngực

Bệnh nhân thường mô tả các triệu chứng của Hội chứng mạch vành cấp (ACS) là khó chịu hơn là đau. Cảm giác khó chịu có thể mang tính chất ép, đè nặng, căng tức hoặc siết chặt. Chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim ít có khả năng xảy ra nếu cảm giác đau được mô tả có tính chất nhói, khu trú 1 vị trí cụ thể, diện tích nhỏ, đau kiểu như viêm màng phổi hoặc có liên quan đến tư thế, tăng khi có lực ấn. Mô tả kinh điển của cơn đau thắc ngực là sau xương ức hoặc vùng ngực trái, có thể lan đến cánh tay, cổ, hàm, lưng, bụng hoặc vai. Đau lan xuống vai hoặc xuất hiện khi gắng sức. Với các thông tin đó sẽ gợi ý khả năng nguy cơ mắc ACS.  Lưu ý, thủ thuật giảm đau sau khi ngậm nitroglycerin dưới lưỡi không giúp phân biệt được nhồi máu cơ tim với các nguyên nhân đau ngực không do tim [14, 15]. Cũng cần chú ý đến các biểu hiện "không điển hình" của ACS, thường gặp và phổ biến hơn ở người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ. Bệnh nhân có các triệu chứng "không điển hình" (ví dụ: khó thở, suy nhược) liên quan đến nhồi máu cơ tim thường có tình trạng nặng hơn so với những bệnh nhân có các triệu chứng điển hình, do sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị. 

Bóc tách động mạch chủ thường biểu hiện bằng cơn đau dữ dội, đột ngột [10, 16]. Bệnh nhân có thể mô tả cơn đau giống như bị xé hoặc rách. Tuy nhiên, theo biểu hiện có thể rất đa dạng và không có những phát hiện kinh điển. Cơn đau thường xảy ra nhất ở ngực, nhưng có thể bắt đầu ở phía sau và có thể di chuyển hoặc lan sang các vùng khác của ngực, lưng hoặc bụng, tùy thuộc vào đoạn động mạch chủ bị ảnh hưởng và mức độ bóc tách.

Đau nhói cũng có thể đi kèm với thuyên tắc phổi, tràn khí màng phổi hoặc viêm màng ngoài tim. Thuyên tắc phổi (PE) có thể gây ra nhiều loại đau khác nhau hoặc khó thở không đau. Đau liên quan đến PE có thể tăng thêm khi hít vào sâu và có thể khu trú ở thành ngực. Bệnh nhân tràn khí màng phổi mô tả đau ngực cùng bên, ban đầu có thể đau nhói và kiểu màng phổi nhưng có thể trở nên âm ỉ hoặc đau nhức theo thời gian.

Đối với viêm màng ngoài tim, đau có biểu hiện theo tư thế điển hình: tăng hơn khi nằm ngửa và giảm khi nghiêng về phía trước. Nó cũng có thể đau tăng lên hơn khi hít vào sâu.

Đau nhói, khu trú rõ rệt khi vận động hoặc sờ nắn thành ngực đặc trưng cho nguyên nhân cơ xương. Thông thường, bệnh nhân có tiền sử chấn thương hoặc gắng sức trước khi đau.

Đau nóng rát ở ngực và vùng thượng vị thường liên quan đến nguyên nhân đường tiêu hóa. Vỡ thực quản do nôn ói hoặc chấn thương có thể gây đau ngực và/hoặc đau bụng. Do đau của bệnh tim mạch cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự, do vậy trong bối cảnh cấp cứu, chúng ta cần thận trọng tránh chẩn đoán vội vàng các triệu chứng đó là do bệnh đường tiêu hóa.

  • Đặc điểm cơn đau
  • Tiền sử bệnh
  • Triệu chứng phối hợp
  • Yếu tố nguy cơ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng người lớn

    2760/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    chamilo - chat

    Chamilo.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kiểm tra hình ảnh webcam chụp hình người thi

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Kết bạn và chat
    Cập nhật một số vấn đề sức khỏe thường gặp tại cộng đồng
    Phương pháp sàng lọc
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space