6.1. Mục tiêu
Đánh giá toàn diện nên thực hiện vào lần khám bệnh đầu tiên sau đó định kỳ hàng năm nhằm mục đích sau:
- Xác định chẩn đoán và phân loại ĐTĐ;
- Phát hiện các biến chứng đái tháo đường và các bệnh đồng mắc;
- Xem xét việc điều trị trước đây và việc kiểm soát yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ đã được chẩn đoán;
- Thảo luận cùng người bệnh và thân nhân trong xây dựng kế hoạch quản lý, tự quản lý và chăm sóc.
- Xây dựng kế hoạch hoặc điều chỉnh để chăm sóc liên tục, toàn diện người bệnh.
6.2. Các nội dung đánh giá toàn diện
6.2.1. Khai thác tiền sử, bệnh sử
- Tuổi, đặc điểm lúc khởi phát đái tháo đường
- Thói quen ăn uống, tình trạng dinh dưỡng, tiền sử cân nặng, thói quen luyện tập thể lực, đặc điểm công việc hàng ngày. Tiền sử sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn và thuốc gây nghiện.
- Tầm soát các bệnh đồng mắc
- Khai thác tiền căn sản khoa, kế hoạch hóa gia đình
- Khai thác tiền căn gia đình
6.2.2. Khám thực thể
a) Chiều cao, cân nặng và BMI, vòng eo; Quá trình phát triển và dậy thì ở trẻ em, thanh thiếu niên.
b) Đo huyết áp, nếu cần đo huyết áp nằm và đứng để tìm hạ huyết áp tư thế
c) Khám tim mạch: nhằm phát hiện các biến chứng về mạch máu lớn (mạch vành, mạch cảnh, động mạch chủ bụng, động mạch chi dưới)
- Cơ năng: Đau thắt ngực (BMV), đau cách hồi hay tê bì chân (Động mạch chi dưới)
- Xét nghiệm: đo điện tim, siêu âm tim, siêu âm Doppler Động mạch cảnh, Động mạch chi, chụp Động mạch chi nếu cần
d) Khám mắt: có thể gửi khám chuyên khoa Mắt phát hiện các biến chứng đục thủy tinh thể, Soi đáy mắt,...
e) Khám các tuyến nội tiết khác: nhằm phát hiện Đa nội tiết tự miễn, thường gặp trên BN ĐTĐ típ 1, nên cần xét nghiệm tìm bất thường tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến sinh dục…
f) Khám da: tìm dấu gai đen, các thay đổi da do ĐTĐ kiểm soát kém, khám các vùng tiêm chích (nếu BN dùng insulin)
g) Khám bàn chân toàn diện:
- Nhìn: xem dấu khô da, thay đổi màu sắc da (tái, tím, tấy đỏ), các vết chai, biến dạng bàn chân, loét chân…
- Sờ: xem da lạnh hay nóng, bắt mạch mu chân và chày sau, hốc kheo chân
h) Khám thần kinh:
- TK ngoại biên:
+ Dấu cơ năng hỏi triệu chứng về dị cảm ở chi dưới: tê bì, đau nhức, nóng rát,..
+ Có hay mất phản xạ gân cơ Achilles
+ Khám thực thể: cảm giác xúc giác, cảm giác rung, cảm giác áp lực bằng sợi đơn (monofilament).
- Thần kinh tự động ảnh hưởng trên nhiều cơ quan
6.2.3. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cần theo dõi
|
Thời gian làm xét nghiệm
|
Mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao, BMI
|
Mỗi lần khám bệnh
|
HbA1C
|
Mỗi 3 - 6 tháng cho các bệnh nhân có ĐH ổn định
|
Bilan mỡ
|
Nếu bệnh nhân chưa dùng thuốc hạ lipid máu: thực hiện tại thời điểm mới chẩn đoán và mỗi năm
Nếu BN đang sử dụng thuốc hạ Lipid máu: sẽ do thầy thuốc quyết định.
|
Chức năng gan
|
Tại thời điểm mới chẩn đoán và mỗi năm
|
Creatinin máu, eGFR,
|
Tại thời điểm mới chẩn đoán và mỗi năm, tính eGFR
Nếu đã có bệnh thận mạn, thì sẽ dựa trên tình trạng bệnh nhân
|
Kali máu
|
Nếu đang sử dụng ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, lợi tiểu, kiểm tra hàng năm
|
Vitamin B12
|
Nếu đang sử dụng Metformin và kiểm tra hàng năm
|
Albumin/Creatinine
|
Tại thời điểm mới chẩn đoán và mỗi năm
|
Soi đáy mắt có làm dãn đồng tử
|
Tại thời điểm mới chẩn đoán và mỗi năm nếu chưa có bệnh võng mạc đái tháo đường
|
Khám da, bàn chân, bệnh mạch máu ngoại biên
|
Tại thời điểm chẩn đoán, mỗi lần khám bệnh và hàng năm (vết chai, vết thương, biến dạng chân, vị trí tiêm insulin, loạn dưỡng mỡ, khám cảm giác, rung âm thoa, monofilament, ABI)
|
Điện tâm đồ
|
Tại thời điểm mới chẩn đoán và mỗi năm cho các BN:
• > 40 tuổi
• > 30 tuổi đã có biến chứng và có nguy cơ tim mạch
|
Bảng 2: Xét nghiệm đối với người bệnh đái tháo đường - ADA 2021
|