Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặt vấn đề

(Tham khảo chính: Quản lý phòng khám ngoại chẩn )

Y khoa là lĩnh vực khoa học biện chứng trong đó kiến thức y học thay đổi theo trình độ của khoa học và mức độ bằng chứng của thời điểm hiện tại. Hệ quả tất yếu là trong y học luôn tồn tại những giới hạn chuyên môn. Có những bệnh lý, những trường hợp bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của y học. Do vậy, điều đầu tiên mà nhân viên y tế phải được đào tạo và phải nắm vững trong chăm sóc bệnh nhân là: “không làm cho bệnh nặng thêm” (First, do no harm). 
An toàn người bệnh đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực y tế[5]. Tần suất và mức độ tác động của tai biến điều trị trên thế giới không được biết rõ cho đến những năm thập kỷ 90, khi mà nhiều quốc gia trên thế giới công bố số lượng lớn bệnh nhân bị nguy hiểm do các tai biến điều trị gây ra, ước tính cứ 10 bệnh nhân nhập viện thì có 1 bệnh nhân bị tai biến điều trị[5]. Gánh nặng về mặt kinh tế của việc chăm sóc y khoa không an toàn cũng rất đáng báo động. Các nghiên cứu cho thấy chi phí phụ trội gây ra do các tai biến y khoa bao gồm chi phí nằm viện lâu hơn, mất thu nhập, mất sức lao động… vào khoảng 6 đến 29 tỉ đô la Mỹ mỗi năm [5]
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều báo cáo nghiên cứu tập trung mô tả, phân tích và tìm hướng can thiệp nhằm giảm thiểu sai sót không đáng có trong thực hành y khoa. Có những sai sót có thể không gây ảnh hưởng quan trọng, không được chú ý; một số khác có thể gây những hậu quả nghiêm trọng thậm chí ảnh hưởng đến tiên lượng sống còn của người được chăm sóc (ví dụ như dùng thuốc cản quang trong chụp CT não, hoặc chỉ định gây mê trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng với thuốc gây mê, suy thận sau chụp cản quang động mạch vành). Việc can thiệp phòng ngừa biến chứng y khoa hiện nay được giới thiệu trong một phạm trù mới, đó là “dự phòng cấp IV”. Có thể nói, với vai trò là người chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người bệnh, bác sĩ gia đình là người tham gia trực tiếp và thường trực trong dự phòng cấp IV nhiều hơn so với các chuyên ngành chuyên sâu khác.
Theo tác giả Kohn LT trong bài tổng quan về các nguy cơ tai biến lâm sàng: sai sót kỹ thuật (technical incompetence) chiếm 44%, sai sót về chẩn đoán chiếm 14%, thất bại trong việc phòng ngừa biến chứng  chiếm 12% và sai sót trong kê toa chiếm 10%[2],[4].
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Phân loại biến cố y khoa không mong muốn
  • Biện pháp can thiệp
  • Nạn nhân thứ 2 của sai sót y khoa
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Bài đọc thêm
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh tay chân miệng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sinh lý

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    chóng mặt

    Nguyễn Thị Ngọc Dung.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chăm sóc về thể chất
    Lựa chọn điều trị bằng thuốc trong tăng huyết áp nguyên phát (vô căn)
    tiếp cận trường hợp đau cổ_L01
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space