Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Xử trí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tuyến y tế cơ sở

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

3.1.    Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
-    Thuốc giãn phế quản được coi là nền tảng trong điều trị BPTNMT. Ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, dùng đường phun hít hoặc khí dung. Liều lượng và đường dùng của các thuốc này tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh.
-    Corticoide được chỉ định trong giai đoạn cấp, dùng đường khí dung nếu đợt cấp nhẹ, dùng đường tiêm/uống nếu đợt cấp nặng, thời gian dùng không quá 7 ngày.
-    Kháng sinh được chỉ định trong giai đoạn đợt cấp, thời gian dùng 5-7 ngày (đợt cấp trung bình) hoặc 7-10 ngày (đợt cấp nặng).
Bảng 4. Các thuốc điều trị BPTNMT

Nhóm thuốc

Tên viết tắt

Hoạt chất

Cường beta 2 adrenergic tác dụng ngắn

SABA

Salbutamol, Terbutaline

Cường beta 2 adrenergic tác dụng

dài

LABA

Indacaterol, Bambuterol

Kháng cholinergic tác dụng ngắn

SAMA

Ipratropium

Kháng cholinergic tác dụng dài

LAMA

Tiotropium

Cường beta 2 adrenergic tác dụng

ngắn + kháng cholinergic tác dụng ngắn

 

SABA+SAMA

Ipratropium/salbutamol Ipratropium/fenoterol

Cường beta 2 adrenergic tác dụng dài + kháng cholinergic tác dụng dài

 

LABA/LAMA

Indacaterol/Glycopyronium Olodaterol/Tiotropium

Vilanterol/Umeclidinium

Corticosteroid dạng phun hít + cường beta 2 adrenergic tác dụng dài

 

ICS+LABA

Budesonid/Formoterol Fluticason/Vilanterol

Fluticason/Salmeterol

Kháng sinh, kháng viêm

Macrolide Kháng PDE4

Erythromycin Rofumilast

Nhóm xanthine tác dụng ngắn/dài

Xanthine

Theophyllin/Theostat

3.2.    Xử trí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tuyến y tế cơ sở Người bệnh nhóm A:
-    Thuốc giãn phế quản được sử dụng khi cần thiết, thuốc giúp cải thiện triệu chứng khó thở.
 
-    Có thể lựa chọn nhóm thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc tác dụng dài.
-    Tuỳ theo đáp ứng điều trị và mức độ cải thiện triệu chứng của người bệnh mà sẽ tiếp tục phác đồ điều trị hoặc đổi sang nhóm thuốc giãn phế quản khác.
Người bệnh nhóm B:
-    Lựa chọn điều trị tối ưu là thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài LABA hoặc LAMA. Lựa chọn thuốc tuỳ thuộc vào sự dung nạp và cải thiện triệu chứng của người bệnh.
-    Nếu không cải thiện với đơn trị liệu, sử dụng phối hợp hai nhóm thuốc LABA + LAMA.
-    Đối với người bệnh khó thở nhiều, có thể cân nhắc điều trị khởi đầu ngay bằng LABA + LAMA.
-    Nếu LABA + LAMA không cải thiện triệu chứng, có thể cân nhắc hạ bậc điều trị với một thuốc giãn phế quản tác dụng dài.
Người bệnh nhóm C và nhóm D: nên chuyển người bệnh lên tuyến trên để khởi trị, sau đó y tế cơ sở điều trị theo phác đồ tuyến trên.
3.3.    Xử trí ban đầu đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
 

** Kháng sinh dùng trong đợt cấp:
-    Đợt cấp mức độ nhẹ: chưa cần dùng kháng sinh
-    Đợt cấp mức độ vừa và nặng: cho kháng sinh Amoxicillin/clavulanate hoặc
Cefuroxim hoặc Fluoroquinolon (Moxifloxacin, Levofloxacin).
* Aminophylline tĩnh mạch: truyền aminophylline tĩnh mạch không được khuyến cáo sử dụng thường qui trong đợt cấp BPTNMT vì bằng chứng có lợi rất ít trong khi các tác dụng bất lợi tiềm ẩn nhiều hơn.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Định hướng chẩn đoán
  • Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Xử trí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tuyến y tế cơ sở
  • Quản lí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tuyến y tế cơ sở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, thuốc, người bệnh

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY CHO TRẺ SƠ SINH
    khái niệm về y học gia đình
    Quan điểm lấy bệnh nhân làm trung tâm về mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space