Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.2.1    Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo nhóm ABCD
-    BPTNMT nhóm A = Nguy cơ thấp, ít triệu chứng: có 0 - 1 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua (đợt cấp không nhập viện và không phải sử dụng kháng sinh, corticosteroid) và điểm đánh giá khó thở (Mmrc) ≤1 hoặc điểm đánh giá BPTNMT (CAT) <10.
-    BPTNMT nhóm B = Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng: có 0 - 1 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua (đợt cấp không nhập viện và không phải sử dụng kháng sinh, corticosteroid) và điểm đánh giá khó thở (Mmrc) ≥2 hoặc điểm đánh giá BPTNMT (CAT) ≥10.
-    BPTNMT nhóm C = Nguy cơ cao, ít triệu chứng: có ≥2 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua hoặc 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản và điểm đánh giá khó thở (Mmrc) ≤ 1 hoặc điểm đánh giá BPTNMT (CAT) <10.
-    BPTNMT nhóm D = Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng: có ≥2 đợt cấp trong vòng 12 tháng qua hoặc 1 đợt cấp phải nhập viện và điểm đánh giá khó thở (Mmrc) ≥2 hoặc điểm đánh giá BPTNMT (CAT) ≥10.
Ghi chú:
-    Bộ câu hỏi đánh giá BPTNMT = CAT (Bảng 1): gồm 8 câu hỏi, mỗi câu từ 0-5 điểm, tổng điểm từ 0 đến 40. Đọc kết quả: 40-31 điểm: ảnh hưởng rất nặng; 30-21 điểm: ảnh hưởng nặng; 20-11 điểm: ảnh hưởng trung bình; ≤10 điểm: ít ảnh hưởng.
-    Bảng điểm đánh giá khó thở = mMRC (Bảng 2): gồm 5 câu hỏi tương ứng với 5 mức khó thở, từ 0 đến 4 điểm. Khó thở nặng nhất có điểm tối đa là 4 điểm.
Bảng 1. Bộ câu hỏi đánh giá BPTNMT (CAT)

 
Bảng 2. Bảng điểm đánh giá khó thở (mMRC)

1.2.2    Đánh giá mức độ nặng (tắc nghẽn) của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo chức năng thông khí
Để đánh giá mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cần đo chức năng thông khí. Chức năng thông khí được đánh giá dựa vào chỉ số FEV1 (thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên). Nếu tuyến y tế cơ sở không đo được FEV1 thì chuyển người bệnh lên tuyến trên để đo chức năng thông khí.
Bảng 3. Đánh giá mức độ tắc nghẽn của BPTNMT

Mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn

Giá trị FEV1

Mức độ I (nhẹ)

FEV1 ≥80% trị số lý thuyết

Mức độ II (trung bình)

50% ≤ FEV1 <80% trị số lý thuyết

Mức độ III (nặng)

30% ≤ FEV1 <50% trị số lý thuyết

Mức độ IV (rất nặng)

FEV1 <30% trị số lý thuyết

1.2.3    Đánh giá tình trạng suy hô hấp cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
-    Không suy hô hấp: nhịp thở 20 - 30 lần/phút; không co kéo cơ hô hấp phụ; không rối loạn ý thức.
-    Suy hô hấp cấp nhưng không có dấu hiệu đe doạ tính mạng: nhịp thở >30 lần/phút;
co kéo cơ hô hấp; không rối loạn ý thức.
-    Suy hô hấp cấp có dấu hiệu đe doạ tính mạng: nhịp thở >30 lần/phút; co kéo cơ hô hấp phụ; rối loạn ý thức cấp tính.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Định hướng chẩn đoán
  • Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Xử trí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tuyến y tế cơ sở
  • Quản lí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tuyến y tế cơ sở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tóm tắt

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dị vật đường ăn

    5643/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hiệu quả điều trị

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhiễm cytomegalovirus
    Nhịp hồi sức tim phổi
    thực hành rối loạn nhịp trên thất 2

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space