Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


ung thư cổ tử cung

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Năm 2010, tại Việt Nam có 5.664 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung là 13,6/100.000 phụ nữ.
Nhiễm một hoặc nhiều typ Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân tiên phát của UTCTC. HPV là tác nhân truyền qua đường tình dục. Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25% trong quần thể. Sau lần nhiễm HPV đầu tiên, khoảng 5-10% các trường hợp có thể hình thành các biến đổi ở cổ tử cung do HPV nhưng đại đa số các trường hợp sẽ tự khỏi. Nếu người phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao và phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và tiến triển trong khoảng 10 - 20 năm qua các giai đoạn tân sản nội biểu mô để hình thành ung thư cổ tử cung xâm lấn.
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do khoảng thời gian hình thành và tồn tại tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tương đối dài; yếu tố nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã được xác định; mặt khác cổ tử cung là bộ phận có thể tiếp cận trực tiếp để quan sát, thăm khám, lấy bệnh phẩm và thực hiện các can thiệp điều trị, vậy nên, đại đa số các trường hợp UTCTC có thể được phòng ngừa bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các thương tổn tiền ung thư.
3.6.1.    Tiến triển của ung thư cổ tử cung
Các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung:
Nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ chính được xác định là nguyên nhân gây bệnh, ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ kết hợp sau: hút thuốc, nhiễm HIV, sử dụng thuốc tránh thai kéo dài (>5 năm), đẻ nhiều, quan hệ tình dục với nhiều người, viêm nhiễm cổ tử cung
Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung:
Có thể không có bất kỳ triệu chứng/dấu hiệu nào. Khi ung thư tiến triển có thể thấy:
-    Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, sau khi kinh, giữa các kỳ kinh.
-    Chảy dịch, máu âm đạo có thể nhiều và mùi hôi.
-    Đau xương chậu tự nhiên hoặc đau khi giao hợp.
Khi bệnh đã tiến triển, khám lâm sàng bằng mỏ vịt, có thể thấy tổn thương, đó là các mụn sùi hay loét ở cổ tử cung hoặc đôi khi cả sùi và loét.
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung:
-    Giai đọan nhiễm HPV: gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào, thâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, phát triển và làm biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính.
 
-    Giai đoạn tiền lâm sàng = tiền ung thư: Từ nhiễm HPV đến tiền ung thư kéodài từ 10 đến 15 năm, tiến triển qua 3 giai đọan:
+ Loạn sản nhẹ, các tế bào bất thường giới hạn ở 1/3 ngoài lớp tế bào biểu mô cổ tử cung (CIN I = cervical intraepithelial neoplasia).
+ Loạn sản mức độ vừa, các tế bào bất thường đã chiếm một nửa lớp tế bào biểu mô cổ tử cung (CIN II).
+ Loạn sản nặng ở toàn bộ lớp tế bào biểu mô, nhưng chưa xuyên qua lớp tế bào đáy để xâm nhập vào các tổ chức dưới biểu mô. Ở giai đoạn này, nếu không điều trị các tế bào loạn sản nặng sẽ xuyên qua lớp tế bào đáy của cổ tử cung và lan sang các cơ quan, tổ chức khác của cổ tử cung (CIN III).
-    Giai đoạn ung thư: khối u sẽ lan rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn.
3.6.2 Đối tượng sàng lọc ung thư cổ tử cung
Theo khuyến cáo của các nước trên thế giới: nên sàng lọc sớm từ tuổi 25,30 cho đến 70 tuổi, định kỳ 3 năm/1 lần.
Bộ Y tế Việt Nam đưa ra mục tiêu là:
- Tỷ lệ phụ nữ 30-54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung đạt 60% vào năm 2025;
3.6.3 Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung ở tuyến y tế cơ sở
Sàng lọc dựa vào test VIA (quan sát cổ tử cung với acid acetic) hoặc có thể lấy bệnh phẩm tế bào học (PAP smear) và gửi đến labo để xét nghiệm.
Phương pháp VIA: Dùng dung dịch acid acetic loãng (3-5%) bôi vào cổ tử cung, quan sát bằng mắt thường sau 1 phút, dung dịch acid acetic sẽ làm đông kết protein tế bào tiền ung thư tạo phản ứng trắng trên bề mặt cổ tử cung, và có thể quan sát bằng mắt thường. Đây là phương pháp dễ thực hiện, không cần máy móc, ít vật tư tiêu hao, cho kết quả nhanh. Khuyến khích các trạm y tế sử dụng phương pháp sàng lọc này theo sơ đồ dưới đây:
 
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Hen phế quản
  • bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Ung thư vú
  • ung thư cổ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Quy trình khám thai

    Sản phụ - phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình kỹ thuật đặt ống nội khí quản đường miệng bằng đèn trachlight

    1904/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phòng bệnh

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    AMOXICILIN
    Buồn nôn/nôn
    Descriptives (tiếp)
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space