Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


1.5. Hướng gia đình

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Các BSGĐ cần xem xét sự ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình người bệnh, cũng như ảnh hưởng của gia đình đến tình trạng sức khỏe của từng cá thể trong gia đình. Yếu tố gia đình có nhiều ảnh hưởng rất quan trọng như:
-    Các bệnh có tính chất di truyền;
-    Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân trong gia đình;
-    Sự lây truyền của các bệnh truyền nhiễm;
-    Tác động và hỗ trợ đối với kết quả điều trị của người bệnh (ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị, phục hồi chức năng, chế độ dinh dưỡng,…);
-    Yếu tố gia đình ảnh hưởng đến cả quá trình chẩn đoán phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh.
Một gia đình được định nghĩa rộng rãi là nơi mà người bệnh có thể trông mong sự hỗ trợ ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong quá trình thực hành lâm sàng, các BSGĐ thường sử dụng một số công cụ để đánh giá tác động của gia đình như: cây phả hệ, sơ đồ gia đình, chỉ số APGAR, đánh giá SCREEM, chuỗi sự kiện gia đình,… Các công cụ này giúp cho BSGĐ hiểu được và đánh giá đúng về các ảnh hưởng của yếu tố sinh học, đời sống tâm sinh lý, mức độ chia sẻ và khả năng hỗ trợ của các thành viên trong gia đình từ đó dự kiến được các khủng hoảng có thể xảy ra trong vòng đời của gia đình. Việc chẩn đoán và điều trị cần phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá các ảnh hưởng của bệnh tật đối với các thành viên của gia đình và ảnh hưởng của gia đình đối với bệnh tật.
Các BSGĐ cần cung cấp một chương trình chăm sóc toàn diện cho tất cả các thành viên trong gia đình, nên cần nhìn nhận người bệnh trong bối cảnh gia đình, áp dụng cách tiếp cận gia đình trong chăm sóc người bệnh. Điều này bắt đầu bằng việc phải hiểu được vai trò của gia đình trong các hành vi sức khỏe và hành vi có thể gây ra bệnh tật, động lực của gia đình, và các giai đoạn trong cuộc sống gia đình. Sự tham gia của các thành viên gia đình từ khi một trẻ được sinh ra đến giai đoạn cuối của cuộc đời có thể giúp cải thiện cả chất lượng chăm sóc và sự điều chỉnh của các thành viên gia đình khi hoàn cảnh thay đổi.
BSGĐ phải có nhiều các kỹ năng khác nhau để có thể cung cấp được một dịch vụ chăm sóc định hướng gia đình có hiệu quả:
-    Khai thác tiền sử gia đình (không chỉ đơn thuần là những thông tin liên quan
đến những bệnh lý di truyền);
-    Hiểu được tầm quan trọng của động lực gia đình và các giai đoạn của chu kỳ cuộc sống;
-    Kỹ năng trong việc tổ chức các cuộc họp trong gia đình để thảo luận về các vấn
đề sức khỏe quan trọng;
-    Kỹ năng cơ bản trong việc tư vấn gia đình, giúp các gia đình trong những tính huống căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sức khỏe của một cá thể là kết quả của một sự tương tác phức tạp, ảnh hưởng không chỉ bởi các hành vi và yếu tố di truyền, mà còn chịu sự ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng mà cá thể đó sinh sống và các bệnh lý cụ thể đi kèm của bản thân họ.
 
Bên cạnh đó, cuộc sống cá nhân và các mục tiêu về sức khỏe của một người sẽ định hướng việc tìm kiếm các dịch vụ sức khỏe của người đó.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • 1.1. Chăm sóc sức khỏe liên tục
  • 1.2. Chăm sóc sức khỏe toàn diện
  • 1.3. Chăm sóc sức khỏe phối hợp
  • 1.4. Dự phòng và nâng cao sức khỏe
  • 1.5. Hướng gia đình
  • 1.6. Hướng cộng đồng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nhược điểm của AI

    CME AI trong y khoa.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ung thư cổ tử cung

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nhồi máu cơ tim

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block nhĩ thất độ I (ECG Ví dụ 4)
    Co thắt Dupeytren
    Nguyên tắc chung:
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space