Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


1.3. Chăm sóc sức khỏe phối hợp

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Bác sĩ gia đình có thể giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau khi một đối tượng đến gặp ở lần tiếp xúc đầu tiên, khi cần thiết, BSGĐ cần đảm bảo việc chuyển người bệnh một cách hợp lý và đúng thời điểm đến các dịch vụ chăm sóc của chuyên khoa khác. Trong những tình huống này, BSGĐ đóng vai trò là người điều phối, giống như một nhạc trưởng trong việc CSSK.
Bác sĩ gia đình chịu trách nhiệm quản lí sức khỏe cho người bệnh theo thời gian, đây chính là một chức năng quan trọng trong CSSK. Để hoàn thành nhiệm vụ này, việc chăm sóc phối hợp sẽ giúp cải thiện được kết quả điều trị của người bệnh, làm cho nó trở thành một công cụ mạnh trong việc quản lí và điều trị bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý mạn tính. BSGĐ ngoài việc trực tiếp CSSK cho người bệnh còn cần có mạng lưới những bác sĩ chuyên khoa khác và các nguồn lực CSSK khác nếu thấy cần thiết để kết hợp trong quá trình khám chữa bệnh.
Khi một người bệnh cần đến sự chăm sóc của một số bác sĩ chuyên khoa khác nhau, BSGĐ sẽ là người điều phối, xây dựng kế hoạch chăm sóc lồng ghép. Trao đổi các thông tin cần thiết của người bệnh trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị bệnh giữa các bác sĩ chuyên khoa khác nhau. Sự thiếu trao đổi, thiếu phối hợp sẽ dẫn đến việc chăm sóc kém hiệu quả và tạo ra gánh nặng CSSK cho bản thân người bệnh, gia đình và cho cả hệ thống y tế.
Việc hiểu và sử dụng hợp lí hệ thống chuyển tuyến là một phương thức hiệu quả nhằm cải thiện sự phối hợp chăm sóc giữa BSGĐ và các bác sĩ chuyên khoa; giữa các tuyến y tế khác nhau. Vận hành hệ thống chuyển tuyến hợp lí cũng giúp thúc đẩy
 
tính liên tục của quá trình chăm sóc bằng cách hướng dẫn người bệnh quay lại BSGĐ sau khi được khám/ điều trị bệnh giai đoạn nặng tại bác sĩ chuyên khoa. Hệ thống này cũng cũng yêu cầu bác sĩ chuyên khoa cung cấp/ phản hồi cho BSGĐ các thông tin về phương thức điều trị người bệnh đã được áp dụng.
Phối hợp chăm sóc không chỉ giới hạn trong môi trường điều trị ngoại trú. Một số các nghiên cứu đã chứng minh rằng sự cung cấp/ trao đổi thông tin một cách đầy đủ về các vấn đề của người bệnh trong giai đoạn nằm điều trị tại bệnh viện với BSGĐ, có thể làm giảm được tỷ lệ tái nhập viện sau khi xuất viện. Để có thể phối hợp vấn đề chăm sóc một cách có hiệu quả, BSGĐ cần có mối liên lạc tốt với các bác sĩ chuyên khoa, nắm vững hệ thống chuyển tuyến để có thể chuyển người bệnh khi cần thiết. BSGĐ phải lưu lại một cách chi tiết và toàn diện các thông tin của người bệnh và theo dõi liên tục theo thời gian. Mặt khác, cần có các quy định của chuyển tuyến phù hợp (phân cấp tuyến tiếp nhận người bệnh, quyền và nghĩa vụ chia sẻ, phản hồi thông tin,…)
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • 1.1. Chăm sóc sức khỏe liên tục
  • 1.2. Chăm sóc sức khỏe toàn diện
  • 1.3. Chăm sóc sức khỏe phối hợp
  • 1.4. Dự phòng và nâng cao sức khỏe
  • 1.5. Hướng gia đình
  • 1.6. Hướng cộng đồng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Kiểm soát huyết áp

    5333/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hen phế quản ở người trưởng thành

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    người bệnh giả lập
    Stresss và dự phòng stress
    NGUYÊN LÝ CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space