Bài làm
Câu 1: Một bệnh nhân (Bn) Nam 63 tuổi có bệnh ĐTĐ tuýp 2 và được theo dõi, điều trị 07 năm qua. Một vấn đề quan trọng đã xảy ra là Bn không tái khám do “chưa mua BHYT”, đồng thời Bn có xuất hiện đau vùng thắt lưng. Vấn đề đặt ra:
-Cần thiết nhanh chóng liên lạc với Bn và gia đình Bn để có thể yêu cầu Bn sớm tái khám chuyên khoa (do đặc thù của nhóm Bệnh lý ĐTĐ người bệnh cần được theo dõi và điều trị liên tục).
-Khi tiếp xúc với Bn (Ông M, 63 tuổi) cần thực hiện 03 nội dung :
•Tiến hành khám tổng quát (lâm sàng và cận lâm sàng), kiểm tra tình trạng sức khỏe của Bn nhằm xác định những vấn đề (có thể xảy ra) do việc Bn ngưng thuốc điều trị ĐTĐ đã khoảng 01 tháng qua, nhất là các biến chứng của bệnh lý ĐTĐ.
•Tư vấn cho Bn và thân nhân Bn tầm quan trọng của việc tái khám theo dõi, điều trị bệnh và dung thuốc theo chỉ dẫn chuyên khoa đối với Bn có ĐTĐ tuýp 2. Trong đó có các tình huống gây biến chứng rất nặng nề cho người bệnh. Đồng thời cũng cần tư vấn thêm nội dung cần thiết có thẻ BHYT với vai trò chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói chung.
•Tìm cách tháo gỡ những khó khăn của Bn và gia đình dẫn đến tình trạng “chưa mua BHYT”. Nhấn mạnh việc mua bảo hiểm y tế sẽ có vai trò quan trọng đối với các Bn nói chung và Bn có ĐTĐ nói riêng.
-Ngoài ra, trong mọi hoàn cảnh thì Bn có ĐTĐ đều cần được tư vấn và tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Điều này ít nhiều cũng giúp phần nào tình trạng sức khỏe cho Bn ĐTĐ.
Câu 2: Như các nội dung đã trình bày ở phần câu 1. Những vấn đề cần bàn với Bn đó là:
-Khám xác định lại tình trạnh bệnh lý hiện tại cho Bn (sau 01 tháng không dung thuốc điều trị ĐTĐ). Đặc biệt phát hiện các biến chứng của bệnh (nếu có)
-Tư vấn các nội dung liên quan và làm sao để Bn sớm được điều trị với các hình thức điều trị phù hợp.
-Tìm cách tháo gỡ những khó khăn (nếu có) với mục tiêu Bn có BHYT để tiếp tục được theo dõi, khám và điều trị ĐTĐ một cách liên tục, tránh lặp lại tình trạng tương tự.
|