Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 2

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

Câu 1: Các vấn đề sức khỏe của BN này: 

+ Sinh học: Bệnh Đái tháo đường type 2 đã 7 năm.

+ Tâm lý: Hoang mang bệnh Đái thái đường khi ngưng uống thuốc khoảng 1 tháng nay do chưa mua BHYT có ảnh hưởng gì đến đau thắt lưng 

+ Gia đình, xã hội: Quan tâm đến tình trạng bệnh của BN.

Trước một BN này là BS phòng khám BSGĐ theo tôi những điều nên làm khi tiếp xúc là:

+ Đánh giá tình trạng BN này đang bị béo phì (BMI 29,29).

+ Hỏi phòng khám BSGĐ nơi BN đang khám điều trị để ta có thể liên hệ thu thập thông tin chính xác và ta tiếp tục điều trị khi BN có nhu cầu tiếp tục điều trị ở đây.

+ Trước mắt ngoài việc hỏi và thăm khám sơ bộ cho BN ta hỏi và xem các chỉ số kết quả xét nghiệm gần đây nhất của BN cũng như các thuốc BN đang sử dụng, để từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp tiếp theo nhằm có lợi cho BN.

+ Đồng thời thăm hỏi  BN chưa mua được BHYT vì lý do gì.

Câu 2/ Các vấn đề cần bàn bạc với BN:

+ Vấn đề BN than phiền đau nhức vùng thắt lưng thì ngoài hỏi thêm các triệu chứng khác đi kèm không như có mất ngủ, mệt mỏi, tiểu không tự chủ không? Để đánh giá biến chứng ảnh hưởng thần kinh tư vấn cho BN cần chụp XQ nếu cần thiết nữa thì chụp MRI cột sống thắt lưng để xem nguyên nhân cụ thể (BN này lớn tuổi có nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vi đĩa đệm….)

@ Tuy nhiên điều quan trong nhất ở đây là: 

+ Đầu tiên cần tư vấn cho BN hiểu được tình trạnh bệnh tật của BN, giải thích cho BN hiểu rõ thông thường người bị bệnh tiểu đường cũng sẽ phải chung sống với thuốc suốt cả cuộc đời,bởi việc kiểm soát đường huyết bắt buộc phải dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của cả 3 yếu tố: dùng thuốc, ăn uống và tập luyện. Do vậy BN tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc điều trị, đây là điều tối kỵ với BN đái tháo đường,có thể gây ra những biến động lớn về lượng đường trong máu,dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, chỉ có BS mới xem xét đánh giá tình trạng cụ thể của BN rồi mới xem xét để giảm liều thuốc từ từ và tối giảm đến mức cần thiết cho BN.

+ BN cần thực hiện các lời khuyên sau ngoài việc khám định kỳ theo dõi đường huyết uống thuốc đều đặn theo BS:

Luôn theo dõi tình trạng bệnh: bệnh nhân nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sỹ, không nên tự điều trị.

Hiện tại BN đang bị thừa cân béo phì do vậy cần thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện như sau:

1. Thực phẩm

Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần: Chế biến thức ăn dạng luộc, nấu là chính, không rán, rang với mỡ. Hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật. Ăn lượng thịt nạc tối đa cho phép (10%). 

Tuân thủ chế độ ăn giảm chất đường: Thức ăn có chất đường (glucide) sẽ làm đường máu tăng nhiều sau khi ăn và các phủ tạng sẽ bị hư hại nếu lượng đường trong máu cao thường xuyên và dao động. 

Giảm chất béo: Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, bơ, mỡ, kem, xúc xích… vì chất béo dễ gây xơ vữa động mạch ở người đái tháo đường. 

Không để dư thừa năng lượng nhưng vẫn phải đủ calo cho hoạt động sống bình thường

Tuy có hạn chế một số thực phẩm nhưng vẫn phải đủ các vi chất, các vitamin và bảo đảm sự cân đối giữa chất đạm, đường, mỡ.

Uống đủ nước và tránh ăn quá nhiều muối.

2. Phân bổ bữa ăn trong ngày

Tuân thủ đúng giờ các bữa ăn, không được bỏ bữa ăn ngay cả khi không muốn ăn. Nhớ ăn bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. Ăn đủ để có trọng lượng vừa phải. 

Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn nhiều và luôn tự nhắc rằng mình đang thưởng thức món ăn. 

Khi phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, phải giảm dần thức ăn theo thời gian. Khi đã đạt được yêu cầu, nên duy trì một cách kiên nhẫn, không bao giờ ăn tăng lên. 

Nên chia ra các bữa ăn chính và phụ vào những thời gian nhất định để đảm bảo chắc chắn là luôn có đầy đủ chất đường trong máu phù hợp với lượng thuốc, để duy trì lượng đường máu ổn định, không để thừa đường gây nhiễm độc đường hay gây hạ đường máu do chế độ ăn khắc khổ… 

Mỗi ngày, nên ăn 5-6 bữa theo công thức: Bữa sáng 1, bữa giữa sáng 1, bữa trưa 3, bữa giữa chiều 1, bữa tối 3, trước khi ngủ 1. 

3. Chế độ tập luyện:

Đi bộ hằng ngày là bài tập tốt và phù hợp nhất cho BN lớn tuổi và đang bị mắc bệnh này, vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút. Khuyên bệnh nhân phải chọn giày vải mềm. Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu hoa mắt chóng mặt cần ngừng tập ngay lập tức. Hằng ngày nên đo đường huyết để có sự điều trị và tập luyện phù hợp.

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • bài làm 9
  • bài làm 10
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Sốt cao co giật

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiếp cận bệnh nhân yếu cơ

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặc điểm bệnh nhân bị chướng bụng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Suy thận cấp
    quản lý bệnh nhân sau đột quỵ não_K90
    117
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space