- Các nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ có nguy cơ bị quá tải khi làm việc quá nhiều với các người bệnh trong giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời họ, do chia sẻ quá nhiều tình thương và thấu cảm dành cho người bệnh.
- Các triệu chứng kiệt sức có thể bao gồm giảm sự thấu cảm, giảm chất lượng công việc và chăm sóc người bệnh, tinh thần kém, mệt mỏi về thể chất và cảm xúc, khí sắc trầm cảm, ngủ kém.
- Tăng cường sức khỏe tinh thần và khả năng phục hồi của nhân viên chăm sóc sức khỏe là một phần thiết yếu của chăm sóc giảm nhẹ.
- Khả năng phục hồi nghề nghiệp (resilience) là khả năng chịu đựng hoặc phục hồi nhanh chóng từ các tình huống khó khăn hoặc căng thẳng.
- Khả năng phục hồi có thể được thúc đẩy theo nhiều cách khác nhau:
+ Thường xuyên chia sẻ với đồng nghiệp những phản ứng gây xúc động đối với người bệnh, có thể thực hiện định kì thông qua các cuộc họp giao ban hằng tuần.
+ Thường xuyên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thời gian rảnh và các kì nghỉ.
+ Tập thể dục thường xuyên hoặc các hoạt động khác ngoài công việc.
+ Nhóm chăm sóc giảm nhẹ có thể tổ chức các hoạt động giao lưu và vui chơi.
4.3. Đánh giá và can thiệp đau khổ và khó khăn về mặt xã hội
- Những nhóm người bệnh thường chịu đựng những đau khổ và khó khăn về mặt xã hội:
+ Những người sống trong nghèo khổ cùng cực.
+ Những người bị ảnh hưởng bởi sự bài xích, kì thị hoặc phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc sắc tộc.
+ Những người bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng nhân đạo.
+ Những người sống với các điều kiện bị kỳ thị như người nhiễm HIV/AIDS, lao.
+ Những người chịu đựng đau khổ xã hội cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh và chịu đựng những vấn đề về thể chất và tâm lý.
- Các loại đau khổ xã hội phổ biến và hướng hỗ trợ và can thiệp (xem Bảng 12).
- Tài trợ cho các hỗ trợ xã hội có thể đến từ các cơ quan chính phủ phụ trách các vấn đề xã hội hoặc từ các tổ chức xã hội dân sự.
- Việc đánh giá các vấn đề xã hội mà người bệnh đang chịu đựng và can thiệp tốt nhất nên được thực hiện bởi nhân viên công tác xã hội. Tuy nhiên, các bác sĩ, điều dưỡng, nhà tư vấn tâm lý, nhân viên y tế cộng đồng và tình nguyện viên cũng có thể giúp đánh giá các vấn đề xã hội và hỗ trợ người bệnh để giảm bớt những chịu đựng của họ.
- Các bảng khảo sát các vấn đề tâm lý xã hội xem Phụ lục 4 và Phụ lục 5.
Bảng 12. Các loại đau khổ và vấn đề xã hội và hướng can thiệp
Các vấn đề và đau khổ xã hội
|
Hướng can thiệp
|
Ghi chú
|
Không có nơi ở
|
- Tư vấn giúp tìm chỗ ở, nhà trọ
- Thanh toán tiền mặt cho thuê nhà
|
|
Nghèo khổ
|
- Gói thực phẩm
- Thanh toán tiền mặt cho thuê nhà hoặc thực phẩm
- Tư vấn giúp tìm việc làm
- Chi phí di chuyển để tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Chi phí mai táng
|
Không chỉ cho người bệnh mà còn cho người nhà người bệnh
|
Bị kỳ thị/phân biệt đối xử
|
- Tư vấn hỗ trợ
- Tư vấn giúp tìm trợ giúp pháp lý
|
Nhân viên y tế cũng cần ý thức về thái độ phân biệt đối xử của mình khi làm việc với người bệnh.
|
Sống tách biệt với xã hội
|
- Tổ chức cho nhân viên y tế cộng đồng hoặc tình nguyện viên địa phương đến thăm bệnh nhân và người nhà.
- Kết nối người bệnh với các hỗ trợ trong cộng đồng và địa phương, các tổ chức từ thiện
|
|
Đau khổ và khó khăn trong việc sắp xếp cuộc sống giai đoạn cuối đời
|
• Tham vấn công tác xã hội giúp người bệnh nhận diện và đánh giá tình trạng mới.
• Đánh giá nguồn lực và giúp người bệnh lập kế hoạch cuộc sống.
• Hỗ trợ nhóm đồng đẳng
• Họp mặt với gia đình và thảo luận về kế hoạch chăm sóc và xắp xếp cuộc sống cùng người bệnh.
|
|
Có khả năng gặp khó khăn khi xuất viện
|
Lập kế hoạch xuất viện cho người bệnh.
- Đánh giá các nguồn lực có sẵn từ phía gia đình, cộng đồng.
- Kết nối và chuyển gửi người bệnh tới các dịch vụ và hỗ trợ cần thiết trước khi ra viện.
|
|
Không có người chăm sóc
|
• Tìm nguồn chăm sóc tạm thời từ tình nguyện viên, các mối quan hệ xung quanh người bệnh hoặc thuê ngoài với nguồn tài chính được tài trợ
• Kết nối các nguồn lực hỗ trợ khác.
|
|
|