Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Vấn đề sức khỏe thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Lứa tuổi vị thành niên được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm tâm sinh lí khác nhau:
+    Giai đoạn đầu VTN: 10 -13 tuổi
+    Giai đoạn giữa VTN: 14-16 tuổi
+    Giai đoạn cuối VTN: 17-19 tuổi
Các vấn đề sức khỏe của tuổi vị thành niên bao gồm một số bệnh có liên quan đến sự thay đổi về thể chất, tâm lý và lối sống ở lứa tuổi này. Do đặc thù của lứa tuổi, có một số bệnh có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân tử vong thường gặp trong nhóm trẻ vị thành niên.
1.1.    Nguyên nhân gây tử vong ở trẻ vị thành niên
Theo kết quả của điều tra nguyên nhân tử vong năm 2012 của Dự án VINE – Bộ Y tế cho thấy tai nạn thương tích là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ vị thành niên, chiếm 64,4% và trẻ trai cao hơn trẻ gái (68,4% so với 54,9%).
Bảng 1. Phân bố nguyên nhân tử vong ở trẻ vị thành niên

TT

Chương ICD10

Nam

Nữ

Tổng

 

 

Tỷ lệ (%)

%

%

1

I- Nhiễm trùng, ký sinh trùng

6,0

4,9

5,7

2

II – Bướu tân sinh

10,1

12,2

10,7

3

VI- Bệnh hệ thần kinh

3,0

13,5

6

4

IX- Bệnh hệ tuần hoàn

1,5

2,4

1,8

5

X- Bệnh hệ hô hấp

2,0

1,2

1,8

6

XI- Bệnh hệ tiêu hóa

1,5

2,4

1,8

7

XIV- Sinh dục–tiết niệu

1,5

1,2

1,4

8

XVIII-Các triệu chứng LS

2,5

1,2

2,1

9

XX- Nguyên nhân ngoại sinh

68,4

54,9

64,4

10

Các chương khác

3,5

6,1

4,3

 

Nguồn: Nguyễn Phương Hoa và cs. Nguyên nhân tử vong tại 16 tỉnh, Việt Nam – Dự án VINE - BYT, 2012
Trong số các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở cả hai giới (trên 40% ở trẻ trai và trên 25% ở trẻ gái).
 

Hình 1. Loại tai nạn thương tích gây tử vong ở trẻ vị thành niên
1.2.    Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở tuổi vị thành niên
1.2.1.    Tai nạn thương tích: Đứng đầu cả về số mắc và số tử vong. Nguyên nhân này không những làm ảnh hưởng đến cá nhân trẻ vị thành niên mà còn gây ảnh hưởng lớn tới gia đình và toàn xã hội vì chi phí điều trị cho các trường hợp bị tai nạn thương tích khá tốn kém, ảnh hưởng cuộc sống, học tập, lao động của từng cá nhân và cả gia đình. Đây cũng chính là một nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ đói nghèo trong cộng đồng.
1.2.2.    Rối loạn tâm thần
*Trầm cảm: Các triệu chứng trầm cảm có thể gặp ở tuổi vị thành niên do ở lứa tuổi này tâm lý có sự thay đổi lớn, đặc biệt hay gặp sau tuổi dậy thì. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, lao động và phát triển nhân cách sau này. Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở trẻ vị thành niên tùy thuộc vào lứa tuổi. Thường gặp các biểu hiện như: dễ bị kích động, lo âu, hay cáu, lập dị, lạm dụng rượu và các chất gây nghiện khác, bi quan, giảm tập trung chú ý, có ý tưởng hoặc hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát,..
 
*Tự tử: hiện nay tự tử là một trong những nguyên nhân cần lưu tâm ở tuổi vị thành niên. Cần lưu ý ngăn ngừa xẩy ra tử tự đặc biệt ở những trẻ đã từng có ý định tự sát, trẻ bị rối loạn tâm thần, trẻ có các biến cố khác như bị lạm dụng tình dục, bị bạo lực gia đình,…
1.2.3.    Lạm dụng rượu và các chất gây nghiện khác
Cùng với sự thay đổi về thể chất và tâm lý ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên thường có các hành động được họ coi là biểu hiện của người lớn như: hút thuốc lá; uống rượu; sử dụng ma túy và một số chất gây nghiện khác.
Lạm dụng các chất gây nghiện là nguyên nhân chính gây sút kém trong học tập, trầm cảm, tai nạn thương tích, tình dục trước hôn nhân và tình dục không an toàn làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và HIV/AIDS.
Theo kết quả của một điều tra trên hơn 50000 người dân được tiến hành tại cơ sở thực địa FilaBavi (Ba Vì, Hà Nội) năm 2010 cho thấy đối tượng trẻ nhất trong số những người hút thuốc lá là 15 tuổi. Tỷ lệ hút thuốc ở trẻ trai (tuổi từ 15-19) là 5,9%. Tỷ lệ này ở trẻ gái là 0,1%. Kết quả của một số điều tra khác đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ vị thành niên hút thuốc lá và lạm dụng các chất gây nghiện khác ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn.
1.2.4.    Bạo lực: Bạo lực là một phần đời sống hàng ngày của nhiều trẻ vị thành niên ngày nay. Do ảnh hưởng của thông tin trên phim ảnh, trò chơi (game), internet đồng thời với việc giáo dục lối sống, đạo đức cả ở gia đình và trường học cũng chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ và mức độ bạo lực ở lứa tuổi này ngày càng gia tăng, đồng thời mức độ bạo lực cũng nghiêm trọng hơn, thậm chí gây án mạng.
Thực tế có nhiều vụ bạo lực học đường và ở ngoài xã hội do tuổi vị thành niên gây ra. Lạm dụng tình dục, thể chất và tâm lý ngày càng phổ biến hơn ở tuổi vị thành niên. Hậu quả của các lạm dụng này dẫn đến việc học kém, trầm cảm, lo lắng và các triệu chứng mạn tính như đau đầu, đau bụng, đau tức ngực và mất ngủ và làm tăng tình trạng bạo lực.
1.2.5.    Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs): Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên từ 15 - 19 tuổi có quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng gia tăng. Do chưa có những hiểu biết và các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên có nguy cơ làm gia tăng các bệnh lây qua đường tình dục. Khoảng 2,5 triệu trẻ vị thành niên mắc các bệnh STDs mỗi năm. Thường gặp các bệnh như: lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV,... Những năm gần đây số người nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa rõ rệt. Lứa tuổi từ 13 - 19 tuổi tỷ lệ nhiễm HIV là 5% trong tổng số người nhiễm năm 1997, tăng lên 7,9% năm 1999 và 11% vào năm 2000. Có thể nói HIV/AIDS là đại dịch đối với cả thế giới, là nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng trẻ vị thành niên, đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, giáo dục cho trẻ vị thành niên về các bệnh STDs và HIV/AIDS cần được nhà trường và các thầy thuốc chú trọng trong thời kỳ này.
1.2.6.    Có thai ngoài ý muốn: hiện tỷ lệ có quan hệ tình dục ở trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng. Khoảng một nửa trẻ vị thành niên không dùng biện pháp tránh thai trong lần giao hợp khác giới đầu tiên. Do vậy, tỷ lệ có thai và nạo phá thai cũng ngày càng tăng.
 
Bên cạnh đó số lượng trẻ được sinh ra từ các bà mẹ vị thành niên cũng tăng dần. Thông thường, các người cha không dành tình cảm và giúp đỡ tài chính cho đứa bé. Những bà mẹ nhí này rời trường trở thành những bà mẹ đơn thân và sống dựa vào sự trợ giúp của gia đình, xã hội. Mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên làm gia tăng tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.
1.2.7.    Bệnh học đường
-    Bệnh cận thị: Bên cạnh một tỷ lệ nhỏ các em bị cận thị do di truyền, phần lớn các em tuổi vị thành niên bị cận thị mắc phải do điều kiện học tập ở trường học hay ở nhà, không đảm bảo vệ sinh như:
(1)    Thiếu ánh sáng và chiếu sáng không hợp lý làm cho các em mệt mỏi thị lực;
(2)    Kích thước của bàn, ghế không phù hợp với lứa tuổi;
(3)    Ngồi học sai tư thế, nhìn gần;
(4)    Sách, vở chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh;
(5)    Xem ti vi, đọc truyện quá nhiều;
(6)    Sử dụng máy vi tính, chơi trò chơi điện tử quá mức…
Tỷ lệ và mức độ cận thị có xu hướng tăng lên theo các cấp học. Tại khu vực thành thị có số học sinh bị cận thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Cận thị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập và tác động không nhỏ đến tương lai của các em.
-    Bệnh cong vẹo cột sống: Nguyên nhân của cong vẹo cột sống là do:
(1)    Kích thước của bàn ghế không phù hợp;
(2)    Lao động nặng quá sớm;
(3)    Đeo cặp sách quá nặng không đều hai bên;
(3) Tư thế không đúng trong quá trình học tập, sinh hoạt và lao động….
Bên cạnh đó có một tỷ lệ nhỏ cong vẹo cột sống là do bệnh tật hoặc tai nạn.
-    Bệnh răng miệng: Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, tỷ lệ trẻ vị thành niên có bệnh răng miệng vẫn còn ở mức cao. Khoảng hơn 50% bị sâu răng và trên 90% bị các bệnh lý quanh răng. Các bệnh răng miệng nếu không được điều trị kịp thời ngoài việc ảnh hưởng đến khía cạnh thẩm mỹ còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm tủy răng, nhiễm trùng máu, viêm màng tim, viêm cầu thận,…
1.2.8.    Rối loạn dinh dưỡng và tăng trưởng
Ở giai đoạn vị thành niên, thể chất được tăng trưởng rất nhanh, nhất là những năm dậy thì tốc độ tăng trưởng là mạnh nhất. Trong giai đoạn này có thể xuất hiện những rối loạn về dinh dưỡng và tăng trưởng.
-    Béo phì: Hiện nay, tình hình thừa cân và béo phì đang tăng với một tốc độ đáng báo động tại Việt Nam, nhất là ở khu vực thành thị. Trong cuộc điều tra gần đây nhất của Trung tâm Dinh dưỡng cộng đồng thì tỷ trẻ thừa cân tại TP. Hồ Chí Minh năm 2007 là 20,5% và béo phì là 16,3%. Nguyên nhân của tình trạng tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì là do chế độ ăn uống bất hợp lí và sự giảm hoạt động thể lực. Béo phì sẽ làm cho con người mệt mỏi, hiệu quả lao động và học tập giảm sút và là yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường,...
 
-    Rối loạn ăn uống: Các rối loạn như chán ăn do yếu tố tâm lý và chứng ăn quá mức thường xuất hiện trong tuổi vị thành niên. Chán ăn do yếu tố tâm lý là một rối loạn phức hợp, trong đó người bệnh tin rằng mình béo mặc dù họ bị sút cân rõ rệt vì tự nguyện hạn chế thức ăn và nhịn đói. Bên cạnh đó, chứng ăn quá mức do thường xuyên tiệc tùng say sưa.
-    Chậm tăng trưởng: Chậm tăng trưởng thường kèm theo chậm phát triển dậy thì. Thường gặp do một số nguyên nhân như suy dinh dưỡng bào thai và thời kỳ trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng không bảo đảm, các rối loạn liên quan đến hormon của tuyến yên.
Chậm dậy thì ở trẻ trai nếu trẻ 14 tuổi mà thể tích tinh hoàn dưới 4ml, trẻ chưa phát triển các đặc tính sinh dục. Ở trẻ gái là chưa phát triển tuyến vú và đặc tính sinh dục từ 13 tuổi trở lên. Chậm dậy thì có thể do một số nguyên nhân gây nên như: các bệnh nội tiết, di truyền, chuyển hóa (bệnh lí tuyến giáp, Turner, Prader Willi,…), các bất thường của tuyến yên và một số bệnh mạn tính khác. Cũng có thể do trẻ có tổn thương tiên phát ở bộ phận sinh dục.
-    Tăng trưởng quá mức: tăng chiều cao quá mức so với lứa tuổi (tăng trên 3SD). Thường liên quan đến rối loạn của tuyến yên (tăng hormon GH)
-    Bệnh thiếu máu dinh dưỡng: Thiếu máu dinh dưỡng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thiếu máu dinh dưỡng ở tuổi vị thành niên thường do nhiễm giun sán, thiếu sắt, thiếu vitamin B12. Tác hại của thiếu máu dinh dưỡng là làm giảm khả năng lao động, khả năng học tập và phát triển trí tuệ. Trẻ đi học thường kém hoạt bát, buồn ngủ không tập trung dẫn đến kém tiếp thu bài học.
-    Rối loạn do thiếu iod: Thiếu iod sẽ dẫn đến thiếu hormone giáp và gây ra rối loạn khác nhau: bướu cổ, thiểu năng trí tuệ, đần độn, có thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng lao động, học tập, khuyết tật bẩm sinh, sẩy thai và thai chết lưu. Hiện nay, ở nước ta tại những vùng thực hiện tốt chương trình bổ sung Iod phòng chống bướu cổ thì tỷ lệ mắc bệnh này đã giảm đi đáng kể.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Vấn đề sức khỏe thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên
  • thăm khám
  • chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên khỏe mạnh
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Kỹ năng giao tiếp tốt trong khám bệnh

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cần mô tả mục đích chính

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đảo ngược phủ tạng (ECG Ví dụ 1)
    Các bệnh nền nguy cơ cao
    Bệnh lý viêm mô tế bào vùng chân
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space