Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Lo âu

(Trở về mục nội dung gốc: 183/QĐ-BYT )

Bệnh nặng hoặc chấn thương nặng, các triệu chứng thể chất mạn tính, mất chức năng, cái chết của người thân, các yếu tố gây căng thẳng xã hội nghiêm trọng như nghèo đói cùng cực hoặc tiếp xúc với bạo lực, rối loạn lo âu nền

- điều trị bất kỳ triệu chứng thực thể nào một tích cực.

- hỗ trợ tâm lý xã hội như tư vấn hỗ trợ từ nhân viên công tác xã hội hoặc chuyên viên tâm lý, các nhóm hỗ trợ đồng đẳng, hỗ trợ tài chính, thực phẩm, chỗ ở an toàn, vận chuyển.

- tránh sử dụng các thuốc nhóm benzodiazepin ở người bệnh cao tuổi hoặc người bệnh có nguy cơ bị sảng. Ở những người bệnh trẻ tuổi, nhận thức còn nguyên vẹn, có thể sử dụng diazepam 5-10mg x 2-3 lần/ngày đường uống hoặc tmc.

- sertralin 50mg x 1 lần mỗi ngày đường uống. Tăng liều không quá 7 ngày một lần. Liều hiệu quả thông thường 50-200mg mỗi ngày. Mất vài tuần để có hiệu quả. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (ssri) khác bao gồm fluoxetin (liều khởi đầu 20mg uống mỗi ngày, tối đa 80mg mỗi ngày) và citalopram (liều khởi đầu 20mg uống mỗi ngày, tối đa 40mg mỗi ngày)

- amitriptylin 10-25 mg uống khi đi ngủ. Dần dần tăng liều. Liều hiệu quả thông thường 50-100mg. Liều tối đa 100mg/ngày. Mất vài tuần để có hiệu quả. Nguy cơ nhiễm độc tính lên tim đe dọa tính mạng do dùng quá liều.

- mirtazapin 15 mg/ngày một lần khi đi ngủ, uống. Dần dần tăng liều. Liều hiệu quả thông thường 15 - 45mg/ngày.

- lo lắng và trầm cảm thường trùng lắp.

- amitriptylin có tác dụng không mong muốn kháng cholinergic bao gồm an thần, táo bón, khô miệng, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp thế đứng. Trị liệu có thể được dừng lại mà không cần giảm liều dần.

- sertralin và các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc khác (ssri) có thể gây đau đầu, buồn nôn hoặc lo lắng tạm thời trong 1-2 tuần đầu điều trị. Để chấm dứt điều trị, giảm liều từ từ trong nhiều tuần.

- chỉ sử dụng một loại thuốc chống trầm cảm. Nếu không hiệu quả ở liều tối đa hoặc nếu gây ra tác dụng không mong muốn không thể chấp nhận, hãy thử một loại thuốc khác. Nếu lo âu kháng trị, hãy chuyển người bệnh đến bác sĩ tâm thần nếu có thể.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20220218183_QD-BYT_502118.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 183/QĐ-BYT

  • Rối loạn thích ứng
  • Lo âu
  • Khí sắc trầm cảm
  • Sáng (tăng động hoặc giảm động)
  • Đau buồn phức tạp do mất người thân
  • Khủng hoảng tâm lý
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    3.2. Điều trị cụ thể

    5183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    phác đồ điều trị giảm chú ý - tăng động - tâm lý y học - bệnh tâm thần

    phác đồ BV Tâm Thần - TP HCM.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy định chung Các can thiệp dự phòng hiv, viêm gan b và giang mai lây truyền từ mẹ sang con

    2834/BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ALCURONIUM CLORID
    cập nhận chẩn đoán bệnh mề đay
    Phế nang
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space