Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quy trình kỹ thuật thổi ngạt

(Trở về mục nội dung gốc: 1904/QĐ-BYT )

  1. ĐẠI CƯƠNG

- Thổi ngạt là phương pháp cấp cứu nạn nhân ngừng thở đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên (sập hầm, đuối nước, điện giật, ngộ độc...) nhưng chưa có ngừng tuần hoàn hoặc có ngừng tuần hoàn.

- Thổi ngạt được tiến hành bằng cách người cấp cứu thổi trực tiếp hơi của mình qua mồm nạn nhân.

  1. CHỈ ĐỊNH

- Ngừng tuần hoàn

- Ngừng thở đột ngột nhưng chưa có ngừng tuần hoàn

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định.

- Tuy nhiên không thổi ngạt trực tiếp với những nạn nhân nghi có nhiều khả năng mắc bệnh truyền nhiễm: HIV...

VII. CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện

- Bác sĩ, điều dưỡng hoặc người được đào tạo và nắm được kỹ thuật

  1. Dụng cụ: hộp dụng cụ cấp cứu ngừng thở ngừng tim, được chuẩn bị sẵn

- Bóng, mặt nạ, ống NKQ, máy theo dõi Người bệnh có điện tim, bơm tiêm 5 ml, găng, mũ, khẩu trang,..

- Máy sốc điện, ô xy,

- Thuốc Adrenalin, dịch truyền, catheter ngoại biên,.

  1. Người bệnh

Đặt Người bệnh ở tư thế nằm ngửa

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Nạn nhân nằm ngửa, mở đường dẫn khí bằng cách ngửa đầu và nâng cằm

+ Đặt một bàn tay (thường là tay không thuận) lên trán nạn nhân và đẩy ngửa đầu nạn nhân ra sau một cách nhẹ nhàng trong khi vẫn thả các ngón tay cái và trỏ tự do để bóp bịt mũi nạn nhân nếu cần thổi ngạt

+ Đặt các đầu ngón tay của bàn tay còn lại (thường là tay thuận) dưới cằm nạn nhân, nâng cằm lên để mở đường dẫn khí.

Hình 1 và 2: Tư thế ngửa đầu và nâng cằm

(Không được đẩy mạnh hàm nạn nhân vì động tác này có thể làm cột sống cổ bị tổn thương nặng hơn nếu có kèm chấn thương. Vì vậy, nên mở đường dẫn khí (ngửa đầu và nâng cằm) một cách thận trọng cho cả nạn nhân có hoặc không có tổn thương cột sống cổ).

- Giữ mở đường dẫn khí, kiểm tra hô hấp (quan sát, nghe ngóng và cảm nhận nhịp thở).

  1. THEO DÕI

Nếu thổi ngạt có kết quả:

Chú ý tư thế Người bệnh, sắc mặt, đồng tử, nhịp thở, mạch, huyết áp...

Vận chuyển Người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất nếu Người bệnh tái lập được tự thở.

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202105111904_QD-BYT_hoi suc chong doc.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 1904/QĐ-BYT

  • Quy trình kỹ thuật chọc hút dịch màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật dẫn lưu khí màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật dẫn lưu màng phổi
  • Quy trình kỹ thuật đặt ống nội khí quản đường miệng bằng đèn trachlight
  • Quy trình kỹ thuậtchọc hút khí màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật đặt nội khí quản
  • Quy trình kỹ thuật khai thông đường thở
  • Quy trình kỹ thuật lấy máu xét nghiệm khí máu qua catheter động mạch
  • Quy trình kỹ thuật nội soi khí phế quản cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật thổi ngạt
  • Quy trình kỹ thuật mở khí quản cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật mở màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật đặt nội khí quản khó trong cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật điều trị tiêu sợi huyết alteplase trong tắc động mạch phổi cấp
  • Quy trình kỹ thuật nội soi phế quản lấy nút đờm
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    giải phẫu cột sống

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giám sát từ xa và quản lý được cá nhân hóa

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    nghiên cứu can thiệp
    Tổng quan
    5. Cập nhật chẩn đoán can thiệp sớm trẻ tự kỷ
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space