- ĐẠI CƯƠNG
Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích hút dịch, máu, mủ, khí có nhiều trong khoang màng phổi gây suy hô hấp cấp nhằm hạn chế nguyên nhân gây tử vong.
- CÁC CHỈ ĐỊNH CHÍNH
- TKMP trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, lao phổi, tụ cầu phổi,...
- Tràn máu màng phổi.
- Tràn mủ màng phổi.
- Tràn dịch hoặc tràn máu màng phổi tái phát nhanh (nhằm gây dính).
III. CHUẨN BỊ TRƯỚC DẪN LƯU
- Người bệnh
- XQ phổi mới(cùng ngày chọc).
- MC - MĐ.
- Giải thích cho người bệnh và động viên người bệnh hợp tác với người thực hiện.
- Tiêm atropin 0,5mg.
- Tiêm an thần nếu người bệnh lo lắng hoặc có nguy cơ dẫy dụa nhiều.
- Tư thế người bệnh: có tư thế nằm và ngồi.
+ Nằm: người bệnh nằm ngửa, thẳng người, đầu cao, thân người nghiêng về phía phổi lành, tay phía bên đặt dẫn lưu giơ cao lên phía đầu.
+ Ngồi: người bệnh ngồi trên ghế tựa, mặt quay về phía vai ghế, 2 tay khoanh trước mặt đặt lên vai ghế, ngực tỳ vào vai ghế (có đệm một gối mềm).
- Dụng cụ
Kim kích thước lớn 25G hoặc kim có kèm theo catheter dẫn lưu
- Người thực hiện
Chuẩn bị như làm phẫu thuật:
- Đội mũ, đeo khẩu trang.
- Rửa tay xà phòng.
- Sát trùng tay bằng cồn.
- Mặc áo mổ.
- Đi găng vô trùng.
- Hồ sơ bệnh án
Giải thích về kỹ thuật cho người bệnh, gia đình người bệnh và kí cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Chọn điểm chọc
Phải khám thực thể xác định vùng tràn dịch màng phổi, xem phim Xq ngực thẳng nghiêng, và đặc biệt nếu có siêu âm nên sử dụng để xác định vị trí chính xác nhất.
- Tiến hành thủ thuật:
- Giải thích cho Người bệnh, ký giấy làm thủ thuật
- Sát khuẩn vùng da định làm thủ thuật.
- Gây tê bằng Xylocain lần lượt từng lớp thành ngực, dùng kim gây tê chọc thăm dò màng phổi.
Vị trí chọc kim được ưu tiên lựa chọn là điểm nối giữa cột sống tới đường nách sau. Gõ từ trên xuống cho tới khi phát hiện vùng gõ đục và dịch xuống thêm một khoang liên sườn nữa. Không nên chọc vào vùng cạnh cột sống hoặc sâu quá liên sườn 9. Sử dụng kim 25G trong có chứa lidocain tạo một nốt phỏng nhỏ trên da. Sau đó chọc qua nốt phỏng gây tê tại chỗ từng lớp từng lớp sâu hơn. Phải giữ kim vuông góc với mặt da trong suốt quá trình làm thủ thuật. Tạo chân không trong bơm tiêm cho tới khi hút ra dịch, tiếp tục đẩy sâu vào 2 - 3 mao mạch sau đó rút nòng ra đẩy kim sâu vào khoang màng phổi. Cố định catheter chắc chắn.
Lấy dịch để làm xét nghiệm tế bào, sinh hóa, cấy, nhuộm và các phản ứng PCR tìm lao.
Nếu mục tiêu chọc hút dịch để điều trị nên nối kim với hệ thống túi gom.
Nên rút không quá 1500 ml dịch để tránh gây phù phổi do tái nở phổi nhanh.
Một biện pháp khác là hút liên tục duy trì áp lực âm 20 cm H2O.
Nên chụp phim ngực sau chọc hút.
- THEO DÕI
Theo dõi M, HA, SpO2 15 phút/lần trong 3 giờ sau làm thủ thuật
- TAI BIẾN
- Chọc không ra dịch
- Tràn khí màng phổi
- Phản xạ phế vị
- Chảy máu màng phổi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Temes RT. Thoracentesis. N Engl J Med. 2007 Feb 8; 356(6): 641
- Alexsander C.Chen, Thoracentesis, The Washington Manual of Critical Care, A Lippincott Manual 2012, trang 605 - 609.
|