Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quy trình kỹ thuật đặt ống nội khí quản đường miệng bằng đèn trachlight

(Tham khảo chính: 1904/QĐ-BYT )

I. CHỈ ĐỊNH

Giống chỉ định của đặt nội khí quản thường quy:

1. Những Người bệnh có chỉ định hô hấp hỗ trợ bằng thở máy xâm nhập: Viêm phổi, suy hô hấp, gây mê phẫu thuật…

2. Để bảo vệ đường thở

- Người bệnh có nguy cơ sặc, tắc nghẽn đường hô hấp trên như bỏng, viêm thanh môn, chấn thương thanh môn

- Rối loạn ý thức

- Mất phản xạ thanh môn

Chỉ định ưu tiên: Người bệnh có chấn thương cột sống cổ, đặt nẹp cổ

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Không có chống chỉ định hoàn toàn trong đặt nội khí quản

2. Lưu ý đặt nội khí quản khó thực hiện trong trường hợp:

NGƯỜI BỆNH bị chấn thương vùng miệng, xương hàm dưới

III. CHUẨN BỊ

1. Bóng ambu

2. Bộ hút đờm rãi

3. Hệ thống cung cấp ô xy

4. Nòng dẫn và hệ thống đèn của nội khí quản Trachlight: thân đèn có hai pin AAA, nòng dẫn cứng được luồn trong nòng dẫn mềm, nòng dẫn mềm có bóng đèn ở đầu và dây dẫn từ nguồn tới bóng.

Hình 1: Nòng dẫn cứng và hệ thống đèn sáng kèm nòng dẫn mềm

5. Ống NKQ: Chuẩn bị nhiều loại ống

+ Luồn nòng dẫn vào trong lòng nội khí quản bóng đèn cách mặt vát của nội khí quản khoảng 2cm để tránh gây tổn thương hầu họng, thanh môn do nòng dẫn cứng.

+ Khóa cố định nội khí quản vào hệ thống đèn.

+ Uốn cong nội khí quản tại điểm hướng dẫn trên nòng dẫn thành góc 90 độ (giống như hình gậy đánh gôn)

6. Monitor theo dõi nhịp tim, SpO2

7. Ống nghe, máy đo huyết áp

8. Các phương tiện bảo hộ: kính mắt, khẩu trang, găng, áo thủ thuật, mũ.

9. Thuốc tê, thuốc an thần, giảm đau

- Các thuốc khởi mê (Thiopentone, Fentanyl, Midazolam).

- Thuốc giãn cơ Suxamethonium hoặc Rocuronium

- Atropine

- Adrenalin 10 ml dung dịch 1/10.000

Ngoài ra cần chuẩn bị thêm: cũng giống như đặt nội khí quản thường quy

10. Dụng cụ mở màng nhẫn giáp.

+ Dao mổ

+ Canun mở khí quản có bóng chèn

11. Máy soi phế quản

12. Bộ mở khí quản

IV. QUY TRÌNH ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

Bước 1. Người bệnh

- Giải thích cho Người bệnh và/hoặc gia đình

- Bệnh nằm ngửa đầu ngang với thân, không kê gối

- Mắc máy theo dõi, hút đờm, dịch dạ dày

- Đặt 1 đường truyền tĩnh mạch ngoại biên

Bước 2. Khởi mê: Khởi mê nhanh

- Cung cấp ôxy 100% trước trong 3 - 4 phút.

- Xịt xylocain 2% vào lưỡi, họng, thanh môn

- Thuốc khởi mê: phối hợp hoặc dùng riêng rẽ

+ Fentanyl: 1 - 1,5£mg/kg tiêm tĩnh mạch

+ Midazolam: 0,3 mg/kg tiêm tĩnh mạch

+ Kết hợp với Suxamethonium 1 mg/kg hoặc sử dụng Propofol

+ Bóp bóng ôxy mask ôxy 100%

Bước 3: Luồn ống nội khí quản có đèn Trachlight

- Giảm cường độ ánh sáng trong phòng thủ thuật

- Tay trái mở miệng Người bệnh, đồng thời nâng hàm dưới và kéo lưỡi Người bệnh để khai thông đường thở.

- Tay phải cầm đèn nội khí quản đưa và giữa miệng của Người bệnh đẩy lưỡi và nắp thanh môn lên trên. Chú ý quan sát vùng trên sụn giáp.

- Vị trí đúng đầu đèn soi nằm ở điểm chính giữa trên sụn giáp. Hơi ngửa tay phải đưa đèn soi về phía đầu Người bệnh (Hình 4) Khi đó đèn soi sẽ chiếu ánh sáng vùng trên sụn giáp Người bệnh qua 2 dây thanh thành hình tròn (nếu đèn soi ở vị trí lệch hoặc không đúng thì ánh sáng đèn vùng trên sụn giáp sẽ mờ hoặc không nhìn thấy)

- Rút nòng dẫn cứng, đẩy đèn di chuyển xuống phía dưới nếu đèn đúng vị trí trong nội khí quản thì ánh đèn tại vị trí trên xương ức sẽ có hình nón.

- Rút nòng dẫn mềm, đẩy nội khí quản vào sâu đến độ sâu thích hợp

Hình 2: Kỹ thuật mở miệng và đưa đèn nội khí quản Trachlight

 

Hình 3: Thiết đồ cắt dọc vị trí đúng của đầu đèn soi khi sử dụng đèn nội khí quản Trachlight

 

Hình 4: Thiết đồ cắt dọc kỹ thuật di chuyển tay và đèn nội khí quản Trachlight để quan sát được ánh đèn phía trên xương móng

Bước 4: Kiểm tra ống

- Đầu NKQ nằm ở 1/3 giữa của khí quản TB nữ: 20 - 21 cm và nam: 22 - 23 cm

- Có nhiều cách để xác định vị trí NKQ:

+ Nghe phổi, nghe vùng thượng vị

+ Xem hơi thở có phụt ngược ra không?

+ Đo ET CO2 khí thở ra

+ chụp Xquang…

Bước 5: Cố định ống

+ Cố định băng dính hoặc bằng dây băng có ngáng miệng

+ Bơm bóng chèn và kiểm tra áp lực bóng chèn duy trì áp lực bóng chèn 18- 22 mmHg.

Bước 6: Ghi chép hồ sơ và theo dõi Người bệnh sau khi đặt NKQ

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

· Kiểm tra vị trí của ống nội khí quản bằng chụp XQ phổi. Đầu ống phải

cách Carina 3 - 5 cm hoặc ngang D2-4.

· Nhịp tim, SpO2 trên máy monitor.

· Khí máu động mạch.

· Đo huyết áp Người bệnh.

2. Xử trí

· Ngừng tim: cấp cứu ngừng tuần hoàn.

· Nhịp chậm: Ngừng thủ thuật, tiêm Atropin 0,5 - 1 mg TM

· Tụt huyết áp sau đặt NKQ: Thường do giãn mạch, tác dụng của thuốc an thần, giảm tiền gánh của tim do thông khí áp lực dương. Xử trí: Truyền dịch nhanh 500- 1000 ml dịch đẳng trương, đặt đường truyền TMTT theo dõi CVP, vận mạch nếu huyết áp không đáp ứng với truyền dịch.

· Chảy máu do chấn thương họng, nắp thanh môn: bơm rửa, hút sạch.

· Phù nề nắp thanh môn và dây thanh âm, kiểm tra các biến chứng này trước khi rút nội khí quản.

· Nhiễm khuẩn phổi và phế quản: kháng sinh.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Văn Đính, Đặt ống nội khí quản cấp cứu, Hồi sức cấp cứu toàn tập, nhà xuất bản y học, trang 517 - 520.

2. Micheal Lippmann, Endotracheal intubation, The Washington Manual of Critical Care, A Lippincott Manual (2012), trang 582 - 588.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202105111904_QD-BYT_hoi suc chong doc.doc .....(xem tiếp)

  • Quy trình kỹ thuật chọc hút dịch màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật dẫn lưu khí màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật dẫn lưu màng phổi
  • Quy trình kỹ thuật đặt ống nội khí quản đường miệng bằng đèn trachlight
  • Quy trình kỹ thuậtchọc hút khí màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật đặt nội khí quản
  • Quy trình kỹ thuật khai thông đường thở
  • Quy trình kỹ thuật lấy máu xét nghiệm khí máu qua catheter động mạch
  • Quy trình kỹ thuật nội soi khí phế quản cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật thổi ngạt
  • Quy trình kỹ thuật mở khí quản cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật mở màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật đặt nội khí quản khó trong cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật điều trị tiêu sợi huyết alteplase trong tắc động mạch phổi cấp
  • Quy trình kỹ thuật nội soi phế quản lấy nút đờm
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CYANOCOBALAMIN và HYDROXOCOBALAMIN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mềm sụn thanh quản

    5643/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Diễn biến lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue

    2760/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    BỆNH SUY HÔ HẤP SƠ SINH VÀ BỆNH MÀNG TRONG (HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ NON THÁNG)
    Video: Thực hành 3 tháng YHGĐ
    372
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space