Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

Mục tiêu điều trị

  • Tư vấn cho phụ huynh hiểu về bệnh và hợp tác điều trị, giải thích các biện pháp sẽ tiến hành và việc điều trị cần được duy trì lâu dài.
  • Quyết định có nên thụt tháo giải áp tại thời điểm khám bệnh hay không.
  • Giải áp khối phân tích tụ bằng thuốc (đường uống hoặc bơm hậu môn)
  • Điều trị duy trì nhằm tạo lập thói quen đi tiêu đúng (tiêu ít nhất 3 lần tuần, phân mềm và không có cảm giác khó chịu khi đi tiêu).

Nguyên tắc điều trị

Thay đổi chế độ ăn

Đối với dạng táo bón đơn giản, điều trị chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn.

  • Cân đối lại chế độ ăn: tăng lượng chất béo, giảm thành phần glucid, protid
  • Cho trẻ ăn dậm sớm hơn (cung cấp chất xơ), nhất là táo bón do sữa mẹ
  • Tăng cung cấp nước không đường (nước trái cây tươi)
  • Cho trẻ lớn uống nhiều nước: 1-2 lít/ngày
  • Giảm lượng sữa nếu trẻ uống quá nhiều sữa (> 800mL/ngày)
  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ, rau sống, gạo nguyên cám, ngũ cốc

Tập thói quen đi tiêu đúng cách

  • Nên đi đều đặn vào giờ nhất định mỗi ngày (kể cả khi đi du lịch, nghỉ cuối tuần, nghỉ hè…).
  • Có ghế kê chân nếu chân trẻ không chạm sàn toilet.
  • Thỏa mãn nhu cầu của trẻ trong thời gian trẻ đi toilet:
  • - Trẻ chưa đi học: hình dán, đọc sách, kể chuyện, đồ chơi
  • - Trẻ đã đi học: cho trẻ đọc sách, chơi game…

Điều trị bằng thuốc

Làm trống trực tràng (thải phân ứ đọng lâu ngày) bằng cách

  • bơm dung dịch thuốc nhuận trường thẩm thấu cao: Normacol cho trẻ em: 3mL/Kg
  • hoặc dùng polyethylene-glycol đường uống (1-2g/kg/ngày Forlax, Movicol)
  • hoặc các chất Mineral oil (1 - 3 ml/kg, 1 lần ngày) trong 2-7 ngày ( không khuyến cáo sử dụng ở trẻ nhỏ vì nguy cơ viêm phổi do hít sặc (chứng cứ 1C).
  • Có thể đặt hậu môn với glycerin ở trẻ nhỏ, bisacodyl ở trẻ lớn
  • Thụt tháo và thuốc nhuận trường kích thích (Senna, Bisacodyl) cũng không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ nhỏ (chứng cứ 1C).
  • Không khuyến cáo thụt tháo bằng bọt xà phòng, nước máy, thảo dược.

Tránh ứ đọng phân

  • Lansoyl
  • Polyethylene-glycol
  • Lactulose, Sorbitol, Duphalac (tác dụng phụ gây đầy hơi, đau bụng)

Điều trị nứt hậu môn

Rửa sạch vùng hậu môn, dùng pommade làm lành vết thương, giảm đau.

 

Tư vấn bệnh nhi và phụ huynh

  • Thái độ quan tâm đến bệnh
  • Điều trị cần có sự phối hợp giữa bệnh nhi, cha mẹ và thầy thuốc
  • Giải thích cho phụ huynh về sự cần thiết và tính an toàn của việc dung thuốc nhuận trường
  • Nên có bảng ghi chú quá trình đi tiêu và dung thuốc của trẻ
  • Quá trình có thể kéo dài từ 6 tháng đến nhiều năm
  • Trẻ táo bón nặng: cần có sự hỗ trợ của nhà trường và giáo viên như cho phép trẻ đi tiêu khi có nhu cầu, cho phép trẻ mặc quần áo thoải mái.
  • Tái khám mỗi tháng
  • Tiếp tục điều trị trong 4-6 tháng
  • Giữ sạch nhà vệ sinh để trẻ không sợ đi toilet.

Theo dõi

  • Mục đích: tránh tái phát.
  • Tái khám lại ngay nếu trẻ vẫn còn tiêu phân cứng.
  • Trẻ cần thụt tháo lúc đầu: nên tái khám sớm và lên kế hoạch chi tiết cho điều trị duy trì.
  • Trẻ không cần làm trống trực tràng kể từ lần đầu tiên:
    • Tái khám mỗi tháng hoặc thưa hơn (3 - 4 tháng)
    • Nội dung tái khám:
  • Kiểm tra bảng ghi chú
  • Thăm khám lại tình trạng bụng và trực tràng
  • Hướng dẫn chế độ ăn
  • Đánh giá tiên lượng
  • Giảm dần và ngưng thuốc nhuận trường:
    • có thể cần dung thuốc từ nhiều tháng đến nhiều năm để đạt mục tiêu đi phân mềm đều đặn hang ngày.
    • sau khi trẻ đã có thói quen đi tiêu đều đặn trong 6 tháng.
  • Sau khi ngưng thuốc nhuận trường, là vai trò quan trọng của chế độ ăn và cũng cố thói quen đi tiêu đúng
  • Nếu trẻ không đi tiêu trong 3 ngày hoặc đi tiêu phân cứng, đau bụng tái phát:
    • - Cần giúp trẻ (bơm hậu môn, thụt tháo, dung lại thuốc nhuận trường)
    • - Thông báo cho trẻ và gia đình về kế hoạch điều trị lại
  • Điều trị thất bại: cần tầm soát: T4, TSH, calci máu, ngộ độc chì.

  • Đại cương
  • Táo bón ở trẻ em là gì
  • Đặc điểm đi phân theo tuổi
  • Phân biệt táo bón cơ năng – thực thể
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán
  • Tiếp cận chẩn đoán táo bón trẻ em
  • Chẩn đoán nguyên nhân
  • Điều trị
  • Hướng dẫn gia đình
  • Kết luận
  • Câu hỏi lượng giá
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn bài
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    y đức

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn chẩn đoán, điều trị loét bàn chân do đái tháo đường

    1530/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống minh họa

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nguyên tắc tiếp cận và xử lý ngộ độc cấp ở trẻ em
    Khám móng tay và da bàn tay_S22
    Một số công cụ sử dụng trong đánh giá gia đình
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space