Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CHĂM SÓC SAU ĐẺ

(Tham khảo chính: 2919/QĐ-BYT )

LÀM RỐN SƠ SINH

TÓM TẮT

Bảo đảm nguyên tắc vô khuẩn, kiểm tra đề phòng chảy máu rốn là các yêu cầu quan trọng nhất của làm rốn sơ sinh. Có thể sử dụng kẹp hoặc chỉ buộc ở đầu dây rốn khi cắt.

  1. DỤNG CỤ VÀ CHUẨN BỊ

Bộ làm rốn được chuẩn bị sẵn với các dụng cụ được xử lý vô khuẩn, bao gồm:

- 1 đôi găng tay y tế.

- 1 kéo thẳng đầu tù.

- Khăn vô khuẩn, 2 miếng gạc 6 x 6cm, gạc bông, một cuộn băng rốn

- Chỉ lanh vô khuẩn 30cm (hoặc 1 kẹp rốn bằng nhựa).

- Dung dịch sát khuẩn (cồn 70o).

Bàn làm rốn tại góc sơ sinh trong phòng đẻ phải có đủ ánh sáng, được sưởi ấm và tránh gió lùa.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Trẻ sơ sinh sau khi đã được cắt rốn, người đỡ đẻ cầm kẹp dây rốn và bế bé đặt lên bàn làm rốn

- Người đỡ đẻ sau khi lau khô, ủ ấm, hút dịch cho bé, khi đã thở và khóc tốt thì bắt đầu thay đôi găng mới trong hộp làm rốn.

- Nâng kẹp dây rốn lên cao, đặt 1 miếng gạc che quanh chân rốn, sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn bằng cồn 70o

- Nếu dùng chỉ:

+ Buộc rốn bằng một sợi chỉ lanh vô khuẩn (được ngâm trong cồn 70o), buộc vòng cách chân rốn chừng 3cm, phải buộc chặt để tránh chảy máu và buộc 2 vòng chặt cách nhau 0,5cm.

+ Cắt bỏ phần dây rốn còn lại trên nút buộc (không chạm tay vào mỏm cắt)

+ Kiểm tra động mạch và tĩnh mạch trên mặt cắt (bình thường là 1 tĩnh mạch và 2 động mạch), dùng bông cồn thấm xem có chảy máu không.

+ Sát khuẩn mặt cắt và dây rốn một lần nữa bằng cồn 70o.

+ Không băng kín cuống rốn (có thể bọc nhẹ bằng một lớp gạc mỏng).

+ Cắt phần chỉ buộc rốn còn thừa.

- Nếu dùng kẹp rốn nhựa (thay cho buộc chỉ):

+ Kẹp rốn ở vị trí cách gốc rốn 3 cm

+ Đặt kẹp theo hướng trên dưới, không kẹp ngang

+ Cắt rốn cách mặt ngoài kẹp 0,5 -1 cm.

+ Lau mỏm cắt bằng cồn 70o.

+ Sát khuẩn mỏm cắt.

+ Không băng kín cuống rốn (có thể bọc nhẹ bằng một lớp gạc mỏng).

Hình: Làm rốn bằng kẹp

Bảng kiểm: Kỹ thuật làm rốn sơ sinh

TT

Các thao tác

Không

Ghi chú

 

Chuẩn bị dụng cụ: chỉ không tiêu (hoặc 1 kẹp nhựa), kéo, băng gạc vô khuẩn, cồn sát khuẩn 700.

 

 

 

 

Rửa tay, khử khuẩn, đeo găng tiệt khuẩn.

 

 

 

 

Đặt miếng gạc lót ở chân rốn.

 

 

 

 

Sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn bằng cồn 700.

 

 

 

 

Buộc chặt cuống rốn cách chân rốn 3cm.

 

 

 

 

Buộc vòng thứ hai chặt cách vòng đầu 0,5cm.

 

 

 

 

Cắt bỏ phần dây rốn ngoài nút buộc thứ hai (hoặc kẹp rốn nhựa).

 

 

 

 

Kiểm tra động mạch và tĩnh mạch trên mặt cắt (1 tĩnh mạch và 2 động mạch).

 

 

 

 

Sát khuẩn mỏm cắt và dây rốn còn lại một lần nữa bằng cồn 700.

 

 

 

 

Bọc kín mỏm cắt và rốn bằng gạc vô khuẩn.

 

 

 

 

Cắt phần chỉ buộc rốn còn thừa (nếu buộc rốn bằng chỉ).

 

 

 

 

Băng rốn nhẹ nhàng, đủ chặt bằng băng thun hay băng cuộn.

 

 

 

Ghi chú: nếu có kẹp rốn nhựa vô khuẩn thì thay hai bước 5 và 6 bằng thao tác kẹp dây rốn bằng kẹp đó và không thực hiện bước 11.

Đánh giá: Đạt khi thực hiện đủ 10-12 bước trong bảng kiểm (tùy theo làm rốn bằng kẹp nhựa hay vô khuẩn)

  1. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN

Theo dõi

- Theo dõi nút buộc rốn trong những giờ đầu bị lỏng gây chảy máu rốn.

- Không để ướt rốn và thay băng rốn hàng ngày để đề phòng nhiễm khuẩn rốn.

Xử trí

- Chảy máu rốn: buộc lại.

- Rốn rụng sớm có chảy máu ở chân rốn: tùy theo mức độ, nếu chỉ rỉ ít thì băng ép lại, nếu chảy nhiều thì phải khâu cầm máu (nếu không có điều kiện thì tạm băng ép và chuyển trẻ lên tuyến trên để khâu cầm máu).

- Nhiễm khuẩn và ướt chân rốn: rửa sạch hàng ngày bằng nước muối 0,9%, thấm khô, sát khuẩn bằng cồn 70 o, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn lan tỏa như da vùng quanh rốn đỏ, trẻ có sốt cần chuyển tuyến trên.

Sơ đồ diễn tiến: Xử trí các bất thường về rốn

 

THĂM KHÁM VÀ CHĂM SÓC SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ

TÓM TẮT

Ngay sau đẻ phải thăm khám, đánh giá, phân loại và chăm sóc sơ sinh ngay. Các nguyên tắc cơ bản về giữ ấm, cho trẻ bú mẹ, tiêm Vitamin K phải được tuân thủ chặt chẽ.

Thăm khám và chăm sóc cơ bản

Đánh giá chỉ số Apgar phút thứ nhất, thứ 5, thứ 10.

Chỉ số

0

1

2

Màu sắc da

Xanh, xanh tím

Người hồng hào nhưng tay chân xanh

Hồng hào toàn thân

Nhịp tim

Không có

Ít hơn 100 nhịp/phút

Nhiều hơn 100 nhịp/

phút

Hô hấp

Không thở

Thở chậm, không đều, khóc yếu

Thở và khóc tốt

Phản xạ

Không có

Nhăn mặt

Ho, hắt hơi, khóc to

Trương lực cơ

Không có, mềm nhẽo

Cử động các đầu chi

Cử động linh hoạt

(Phản xạ được đo bằng cách đưa ống thông vào mũi trẻ sơ sinh)

Theo dõi toàn trạng: nhịp thở (khóc) mầu sắc da (hồng), thân nhiệt, bú mẹ, rốn, tiêu hóa tại các thời điểm như trên. Nếu trẻ có dấu hiệu ngạt, cần hồi sức sơ sinh ngay, xem bài Hồi sức sơ sinh sau đẻ.

Để bảo đảm cho trẻ sinh ra thở đều và dễ khóc, có thể chỉ cần hơi nghiêng đầu trẻ để dãi dớt chảy ra ngoài miệng.

Giữ ấm: Phòng đẻ có các dụng cụ sưởi ấm, bảo đảm nhiệt độ từ 27 - 28°C, không có gió lùa, không để quạt trực tiếp vào người mẹ và trẻ. Đặt trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ, nếu không có điều kiện thì phải đội mũ, quấn tã, mặc áo ấm, đắp chăn và đặt trẻ nằm cạnh mẹ

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn: cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ sau đẻ. Chỉ bú mẹ, không cho bất cứ thứ nước uống nào khác.

Chăm sóc rốn: xem bài Làm rốn sơ sinh

Chăm sóc mắt: lau mắt bằng vải mềm, sạch, thấm ướt nước sạch và nhỏ mỗi bên mắt 1-2 giọt argyrol 1%.

Xác định giới tính, cân, đo chiều dài cơ thể.

Tiêm bắp 1mg vitamin K , một liều duy nhất (đối với trẻ < 1500 g tiêm 0,5 mg).

Tiêm chủng: viêm gan B

Thăm khám toàn thân khác để phát hiện các dị dạng quan trọng, các sang chấn sơ sinh có thể xảy ra khi đẻ, các rối loạn nghiêm trọng về tim và hô hấp

Kiểm tra màu sắc da, tím có thể xảy ra thoáng qua trong vòng vài phút sau sinh, nếu kéo dài hoặc xanh xao là bất thường. Kiểm tra xem trẻ có bị nhuộm phân xu nhiều hay không.

Trong khoảng 15 phút đầu trẻ có thể khóc rên hay phập phồng cánh mũi, sau đó trở lại bình thường.

Kiểm tra dây rốn xem có bệnh lý một động mạch rốn không. Một động mạch rốn thường đi kèm với các dị tật bẩm sinh về thận hay hệ sinh dục-tiết niệu. Kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài.

Phát hiện các dị dạng bên ngoài: khoèo chi, sứt môi-hở vòm miệng, dị tật ống thần kinh... Đặt thông hậu môn để xem có dị tật không hậu môn hay hậu môn màng. Xem thành bụng xem có thoát vị không.

Kiểm tra xem có sang chấn vùng đầu và tứ chi trong quá trình đẻ không. Bảo đảm giữ thân nhiệt cho trẻ bằng ủ ấm và nằm cạnh mẹ.

Đánh giá cân nặng sơ sinh, đánh giá mức độ non tháng hay già tháng để có biện pháp xử lý kịp thời.

 

KIỂM TRA BÁNH RAU

TÓM TẮT

Kiểm tra bánh rau bao gồm kiểm tra các mặt của bánh rau, dây rốn và xử trí kịp thời các bất thường xảy ra trong thời kỳ sổ rau.

Kiểm tra rau là thao tác quan sát các mặt của bánh rau, màng rau, dây rốn sau khi đã lấy được rau ra qua xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ để xem những thành phần đó có bình thường hay không, có sót rau, sót màng rau không. Kiểm tra rau phải được thực hiện cho mọi trường hợp đẻ đường âm đạo, không phân biệt đó là đẻ dễ hay đẻ khó.

  1. CHUẨN BỊ

- Một khay to, phẳng hoặc một chậu đựng rau khi rau ra.

- Găng tay cao su, bông, gạc cần cho việc lau thấm máu khi kiểm tra.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

2.1. Kiểm tra mặt múi bánh rau

- Đặt bánh rau trên một khay đáy phẳng hoặc trên lòng bàn tay, cho mặt múi ngửa lên trên, dùng bông hoặc gạc gạt máu cục để dễ quan sát.

- Quan sát kỹ múi rau từ trung tâm ra chung quanh xem có nhẵn bóng không, mặt múi rau có bị xây xước, mất múi nào hay có bị bất thường không? Nếu có nơi bị khuyết thì múi rau tại đó đã sót lại trong tử cung, phải kiểm soát tử cung để lấy ra.

- Đánh giá chất lượng múi rau: có các ổ nhồi máu, các ổ lắng đọng canxi, tình trạng rau có bị xơ hóa hay không.

2.2. Kiểm tra mặt màng của bánh rau

- Đặt bánh rau cho mặt múi úp vào lòng bàn tay, màng rau tỏa xung quanh lòng bàn tay.

- Quan sát vị trí bám của dây rốn: bám trung tâm, bám cạnh hay bám màng.

- Quan sát các mạch máu từ chân rốn đi ra đến tận bờ mép bánh rau. Chú ý tìm kỹ xem có mạch máu nào đi qua rìa bánh rau ra hướng màng rau để theo hướng đó phát hiện bánh rau phụ. Nếu chỉ thấy mạch máu chạy ra khỏi bánh rau mà không tìm thấy múi rau phụ nào thì chắc chắn múi rau phụ còn sót trong tử cung, phải kiểm soát tử cung.

2.3. Kiểm tra màng rau

- Quan sát màng rau và đánh giá xem đủ hay thiếu.

- Quan sát vị trí lỗ rách ối có cân đối so với màng chung quanh (rau bám đáy). Nếu lỗ rách ối bị lệch, một bên màng ngắn dưới 10cm, bên kia dài hơn nhiều là rau bám thấp.

- Với bánh rau sinh đôi cần bóc tách màng ối ngăn đôi hai buồng ối xem có mấy nội và trung sản mạc. Nếu tách ra được 4 màng mỏng, 2 nội, 2 trung sản mạc hoặc 3 màng (2 nội và 1 trung sản mạc) thì có thể kết luận là có 2 bánh rau. Nếu chỉ có 2 nội sản mạc thì đó là sinh đôi một bánh rau.

2.4. Kiểm tra dây rốn

- Tìm xem có bị thắt nút. Cần phân biệt với trường hợp dây rốn có một chỗ phồng ra do dãn tĩnh mạch ở bên trong có thể lẫn với nút thắt.

- Quan sát mặt cắt của dây rốn: Kiểm tra có đủ 2 động mạch,1 tĩnh mạch rốn và xem có gì bất thường.

- Sau cùng đo độ dài của dây rốn, đo 2 phía: phía bám vào bánh rau và phía bám vào rốn sơ sinh. Bình thường độ dài này trung bình từ 45-60 cm.

- Cuối cùng, sau khi đã kiểm tra bánh rau, cần cân xem bánh rau nặng bao nhiêu. Trung bình trọng lượng bánh rau bằng 1/5 đến 1/6 trọng lượng thai nhi (khoảng trên dưới 600 gam).

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN TRONG THỜI KỲ SỔ RAU

Ngay sau khi đẻ thai, sản phụ cần được theo dõi toàn trạng mạch, huyết áp, mức độ chảy máu âm đạo, co hồi tử cung toàn trạng trước khi chuyển về buồng hậu sản.

- Nếu ngay sau khi thai ra, chưa kịp xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ, sản phụ bị băng huyết: bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung ngay rồi cho tiêm thuốc co hồi tử cung (oxytocin, ergometrin). Xem bài Bóc rau nhân tạo.

- Băng huyết sau khi rau đã ra: kiểm soát tử cung và tiêm thuốc co tử cung.

- Sót rau hay sót trên 1/3 màng rau: kiểm soát tử cung để lấy nốt rau và màng sót.

Bảng kiểm: Kiểm tra bánh rau

TT

Quy trình

Không

Ghi chú

 

Kiểm tra rau được tiến hành sau khi xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ và chắc chắn rằng tử cung của sản phụ đã co hồi tốt, không bị chẩy máu.

 

 

 

 

Kiểm tra rau nên làm ở nơi rộng rãi, đủ ánh sáng để

dễ quan sát. Không nên kiểm tra rau ở ngay dưới chân bàn đẻ.

 

 

 

Kiểm tra mặt múi bánh rau

 

 

 

 

Đặt bánh rau trên mặt phẳng của khay hoặc trên lòng bàn tay, cho mặt múi ngửa lên

 

 

 

 

Dùng bông hoặc gạc, gạt hết máu cục để dễ quan sát.

 

 

 

 

Quan sát từ trung tâm ra xung quanh bánh rau xem có nhẵn bóng, có bị xây sát, có mất múi nào không (nếu sót phải kiểm soát tử cung).

 

 

 

 

Đánh giá chất lượng múi rau: các ổ nhồi máu, các ổ lắng đọng canxi, tình trạng xơ hóa…

 

 

 

Kiểm tra mặt màng bánh rau

 

 

 

 

Đặt bánh rau cho mặt múi úp vào lòng bàn tay, màng rau tỏa ra xung quanh.

 

 

 

 

Quan sát vị trí bám của dây rốn: trung tâm, bám cạnh hay bám màng.

 

 

 

 

Quan sát các mạch máu từ chân dây rốn đi ra đến tận bờ mép bánh rau. Tìm xem có mạch máu nào đi từ rìa bánh rau ra ngoài màng rau để theo hướng đó phát hiện bánh rau phụ.

 

 

 

Kiểm tra màng rau

 

 

 

 

Cầm vào kìm đã kẹp dây rốn nâng bánh rau lên cho màng rau thõng xuống

 

 

 

 

Quan sát màu sắc màng rau và đánh giá xem đủ hay thiếu.

 

 

 

 

Quan sát vị trí lỗ ối có cân đối so với màng chung quanh. Khi lỗ rách lệch cần đo từ lỗ vỡ ối đến bờ bánh rau của bên có màng ngắn nhất (dưới 10 cm là rau bám thấp).

 

 

 

 

Với bánh rau trong sinh đôi: bóc tách màng ngăn đôi hai buồng ối xem có mấy nội và trung sản mạc để xác định có một hay hai bánh rau.

 

 

 

Kiểm tra dây rốn

 

 

 

 

Xem có bị thắt nút không

 

 

 

 

Quan sát mặt cắt của dây rốn xem có đủ 2 động mạch, 1 tĩnh mạch và có bất thường gì không.

 

 

 

 

Đo độ dài của dây rốn (đo 2 phía, phía bánh rau và phía sơ sinh đã được kẹp cắt)

 

 

 

 

Cân bánh rau

 

 

 

 

Ghi chép vào hồ sơ: giờ đỡ rau, kiểu sổ rau, tình trạng rau, cân nặng, chiều dài dây rốn, lượng máu mất và các bất thường (nếu có)

 

 

 

 

CẮT VÀ KHÂU TẦNG SINH MÔN

TÓM TẮT

Thay đổi quan trọng cần lưu ý: Thủ thuật cắt tầng sinh môn không được phép chỉ định rộng rãi hay thường quy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cắt tầng sinh môn thường quy không có tác dụng làm giảm tổn thương tầng sinh môn, phòng ngừa thai ngạt hay sang chấn đầu so sánh với giữ tầng sinh môn. Cần cân nhắc về quyền lợi của sản phụ trước khi chỉ định cắt tầng sinh môn.

  1. CHỈ ĐỊNH

1.1. Về phía người mẹ:

- Âm hộ hẹp, tầng sinh môn ngắn và các cơ cứng chắc, không giãn khi đầu xuống.

- Tâng sinh môn có khả năng rách rộng khi thai sổ, đặc biệt do phù nề.

- Mẹ quá yếu sức rặn làm giai đoạn sổ quá lâu, tim thai chậm

1.2. Về phía thai nhi:

- Thai to.

- Sổ khó do mắc vai

  1. CHUẨN BỊ

- Phương tiện: hộp cắt khâu tầng sinh môn (kéo thẳng đầu tù, kim, kìm kẹp kim, chỉ tự tiêu và không tiêu, gạc củ ấu, thuốc gây tê Lidocain 1%).

- Sản phụ: được hướng dẫn cách rặn, được giải thích lý do và cách thức thực hiện việc cắt và khâu lại tầng sinh môn.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

3.1. Nguyên tắc

- Cắt đúng lúc, không quá sớm cũng không quá muộn, cắt khi âm hộ và tầng sinh môn đã phồng căng, khi ngôi thai đã xuống sâu trong âm đạo, cắt lúc có cơn co tử cung khi sản phụ đang rặn.

3.2. Kỹ thuật cắt

Hình 1: Cắt tầng sinh môn

TT

Nội dung

Ý nghĩa

1

Sát khuẩn rộng vùng cắt.

Phòng nhiễm khuẩn.

2

Giảm đau (tiêm lidocain 1% tại chỗ, theo hướng sẽ cắt tầng sinh môn).

Đỡ đau khi cắt.

3

Dùng kéo thẳng đầu tù, lưỡi dài và sắc.

Tránh tổn thương do mũi kéo nhọn, vết cắt thẳng và gọn, không bị cong.

4

Ngoài cơn rặn, đưa 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) vào âm đạo giữa đầu thai nhi và tầng sinh môn ở vị trí 6 - 8 giờ. Đặt mũi kéo vào giữa hai ngón tay này.

- Tránh gây tổn thương cho thai.

- Làm điểm tựa cho nhát cắt.

5

Đường cắt chếch từ trên xuống dưới và ra ngoài so với đường thẳng đứng.

Tránh trực tràng và cơ vòng hậu môn.

6

Cắt 1 nhát dứt khoát.

Đường cắt gọn và đỡ đau.

7

Đường cắt dài từ 4 - 5cm tùy theo mức độ cần thiết.

Tránh rách thêm.

8

Cắt tầng sinh môn trong cơn rặn, tầng sinh môn giãn.

Đỡ đau, đỡ chảy máu.

9

Các cơ bị cắt: một phần cơ thắt âm hộ,

cơ ngang nông và sâu cùng với thành âm đạo và da vùng tầng sinh môn.

Hạn chế thấp nhất các cơ bị tổn thương.

3.3. Khâu phục hồi tầng sinh môn

Tất cả các trường hợp cắt tầng sinh môn đều phải khâu phục hồi lại.

- Điều kiện: thường khâu sau khi sổ rau, sau khi đã kiểm tra:

+ Tử cung co tốt, không chẩy máu.

+ Bánh rau đủ.

+ Cổ tử cung bình thường hoặc nếu bị rách đã được khâu lại.

Hình 2: Khâu phục hồi tầng sinh môn

- Nguyên tắc khâu: bảo đảm không chồng mép, không so le và không còn khoảng trống giữa các lớp.

- Kỹ thuật:

+ Sát khuẩn vùng âm hộ tầng sinh môn, trải khăn vô khuẩn, người khâu phải mặc áo, đi găng tay vô khuẩn.

+ Cách khâu: đặt 1 gạc tròn to vào trong âm đạo để máu từ buồng tử cung không chảy ra gây cản trở việc quan sát vùng khâu. Người phụ dùng van banh rộng âm đạo ra cho dễ khâu, quan sát kỹ mức độ rộng, sâu, cần khâu. Vết cắt gồm 3 lớp là thành âm đạo, cơ tầng sinh môn và da, nên được khâu làm 3 lớp:

  • Lớp âm đạo: khâu từ trong ra ngoài, khâu mũi rời bằng chỉ tiêu số 0 hay 1. Mũi khâu phải lấy tất cả bề dày của thành âm đạo, không những lớp nội mạc mà còn cả lớp cơ mô liên kết chung quanh (dày ít ra từ 5 - 7mm). Mũi khâu đầu tiên trên đỉnh vết cắt hoặc vết rách âm đạo khoảng 3 - 5mm. Mũi khâu cách nhau 1 - 1,5cm. Cẩn thận cho hai mép của vết cắt khớp đúng với nhau và khi khâu đến âm hộ phải lấy nếp màng trinh và đường ranh giới giữa nội mạc âm đạo và da tầng sinh môn làm chuẩn.
  • Lớp cơ: khâu cơ mũi rời với chỉ tiêu. Cẩn thận không để lại những khoảng trống dưới cơ và da, dễ gây tụ máu, vì vậy nên khâu sát gần tới da.
  • Lớp da: có thể khâu mũi rời bằng chỉ không tiêu. Cũng có thể khâu lớp da bằng mũi chỉ chromic 00, khâu liền mũi dưới da, sẹo đẹp hơn.

Cuối cùng lấy gạc trong âm đạo, sát khuẩn, lau khô, phủ gạc vô khuẩn và cho đóng khố. Có thể khâu cả 3 lớp bằng một đường khâu liền mũi với chỉ tiêu. Lớp da được khâu các mũi luồn ở dưới da.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

4.1. Theo dõi

- Giữ vết khâu luôn sạch và khô để vết khâu liền tốt: cho sản phụ đóng băng vệ sinh vô khuẩn, thường xuyên thay băng vệ sinh, lau sạch và thấm khô vùng âm hộ, tầng sinh môn và nhất là sau mỗi lần đại, tiểu tiện. Cắt chỉ vào ngày thứ 5 nếu khâu lớp da bằng chỉ không tiêu.

4.2. Xử trí

- Chảy máu do có khoảng trống giữa các lớp khâu: cắt chỉ và lấy hết máu cục, khâu lại cho các lớp liền và ép vào nhau.

- Nhiễm khuẩn: cắt chỉ tầng sinh môn cách quãng hoặc toàn bộ, rửa sạch, kháng sinh toàn thân.

- Trường hợp không liền có thể khâu lại ngay nếu vết khâu sạch, không có mủ. Thường thì vết khâu bị toác do nhiễm khuẩn, do đó không thể khâu lại ngay mà cần để một thời gian mới khâu lại (sau 6 tuần).

Bảng kiểm: Kỹ thuật cắt và khâu tầng sinh môn

TT

Quy trình

không

Ghi chú

A. Cắt tầng sinh môn

 

 

 

Chuẩn bị

 

 

 

 

Phương tiện: hộp cắt khâu tầng sinh môn (kéo thẳng đầu tù, kéo cắt chỉ, kim, kìm kẹp kim, kìm phẫu tích có mấu, chỉ tự tiêu và không tiêu, gạc củ ấu, tăm bông, thuốc gây tê lidocain 1%), bơm và kim tiêm.

 

 

 

 

Giải thích cho sản phụ lý do và công việc sẽ làm để họ yên tâm cộng tác với cán bộ y tế.

 

 

 

 

Cán bộ y tế rửa tay, đi găng, mang trang phục bảo hộ

 

 

 

Các bước tiến hành

 

 

 

 

Sát khuẩn rộng vùng dự định cắt

 

 

 

 

Tiêm thuốc tê vào vùng dự định sẽ cắt (tiêm dưới da)

 

 

 

 

Dùng kéo thẳng đầu tù, lưỡi dài và sắc

 

 

 

 

Ngoài cơn rặn, đưa 2 ngón tay (ngón trỏ và giữa) vào âm đạo giữa đầu thai nhi và tầng sinh môn ở vị trí 6-8 giờ. Đặt một nhánh kéo vào giữa 2 ngón tay.

 

 

 

 

Chờ lúc sản phụ rặn, tầng sinh môn giãn mỏng, cắt trong cơn rặn

 

 

 

 

Cắt mép sau âm hộ ở vị trí 7 giờ bằng 1 nhát dứt khoát

 

 

 

 

Đường cắt dài từ 4-5 cm tùy theo mức độ cần thiết

 

 

 

 

Kéo cắt tầng sinh môn xong để riêng ra ngoài không để vào hộp khâu tầng sinh môn đã chuẩn bị

 

 

 

B. Khâu tầng sinh môn

 

 

 

Chuẩn bị

 

 

 

 

Dụng cụ: sử dụng tiếp hộp cắt khâu tầng sinh môn đã chuẩn bị

 

 

 

 

Sát khuẩn lại vùng âm hộ, tầng sinh môn, không bôi dung dịch sát khuẩn vào trong vết cắt hay vết rách. Trải khăn vô khuẩn

 

 

 

 

Cán bộ y tế mang khẩu trang, đeo găng vô khuẩn sau rửa tay.

 

 

 

Kỹ thuật khâu

 

 

 

 

Chỉ khâu tầng sinh môn sau khi đã kiểm tra rau và đường sinh dục

 

 

 

 

Đặt 1 bông tròn to (có dây thò ra ngoài) vào trong âm đạo để chặn máu từ lòng tử cung chảy ra.

 

 

 

 

Dùng van banh rộng âm đạo, quan sát kỹ mức độ rộng, sâu của vết rách, phải nhìn thấy đỉnh vết rách

 

 

 

 

Khâu âm đạo: khâu từ trong ra ngoài mũi rời bằng chỉ tự tiêu. Mũi khâu đầu tiên trên đỉnh vết cắt hoặc vết rách khoảng 5-7mm

 

 

 

 

Mũi khâu phải lấy tất cả bề dày của vết cắt hoặc rách của âm đạo

 

 

 

 

Hai mép vết cắt (vết rách) phải khớp đúng với nhau

 

 

 

 

Khâu âm đạo chấm dứt ở nếp màng trinh sao cho 2 mép màng trinh gắn lại với nhau.

 

 

 

 

Lớp cơ và mô dưới da: khâu chỉ tự tiêu mũi rời

 

 

 

 

Không để khoảng trống dưới vết rách hoặc cắt

 

 

 

 

Lớp da: khâu mũi rời bằng chỉ không tiêu gắn hai mép da lại với nhau

 

 

 

 

Lấy bông trong âm đạo ra

 

 

 

 

Kiểm tra lại âm đạo bằng tay ngay trên vết khâu xem có máu tụ và còn chảy máu không

 

 

 

 

Sát khuẩn lại âm đạo, âm hộ

 

 

 

 

Phủ gạc vô khuẩn và cho đóng băng vệ sinh

 

 

 

 

Đo lại mạch, huyết áp.

 

 

 

 

Hướng dẫn thai phụ tự theo dõi và báo cho cán bộ y tế ngay khi có bất thường.

 

 

 

 

Ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án

 

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102242919_QD-BYT_280843.doc.....(xem tiếp)

  • CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC
  • CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT
  • SƠ CỨU BỎNG
  • SƠ CỨU GẪY XƯƠNG
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở NGƯỜI LỚN
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
  • QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ SỐT, ĐAU BỤNG, ĐAU ĐẦU, TIÊU CHẢY
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ ĐAU LƯNG, ĐAU KHỚP, CHÓNG MẶT, HO
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
  • NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHUNG KHI MANG THAI
  • QUY TRÌNH KHÁM THAI 9 BƯỚC
  • PHÁT HIỆN THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO
  • QUẢN LÝ THAI NGHÉN TẠI XÃ
  • CHẨN ĐOÁN MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ TẠI TUYẾN XÃ
  • TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • THEO DÕI MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ CHUYỂN DẠ TẠI XÃ
  • . ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM KIỂU THẾ CHẨM VỆ TẠI XÃ
  • KỸ THUẬT BẤM ỐI Ở TUYẾN XÃ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    người nghiện

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám và quản lý bệnh không lây

    Nguyễn Bá Hợp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đốt tay rơi (mallet finger)

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    “hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non
    Phân tích tình huống B
    Câu hỏi
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space