Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm đi phân theo tuổi

(Tham khảo chính: ICPC )

Phân có đặc điểm thay đổi theo tuổi và chế độ dinh dưỡng. Do vậy việc đánh giá táo bón cần cân nhắc các thông tin phối hợp này.

Đối với trẻ mới sinh, phân xu được hình thành do nước ối được hấp thu tại hệ tiêu hóa thai nhi, phân này sẽ được đi ra ngoài trong vòng 24h đầu sau sanh (trong 93% trường hợp). Đối với trẻ sinh non tháng, tỷ lệ có phân xu trong 24h đầu sẽ thấp hơn. Nếu chưa đi phân sau 48h thì đây là dấu hiệu bất thường.

Trong tuần tuổi đầu tiên, trẻ có thể đi cầu >4 lần mỗi ngày. Số lần đi cầu tùy thuộc vào việc trẻ bú sữa mẹ hay bú sữa công thức. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ nhất là trong những ngày đầu, phân sẽ có màu xanh rêu, không mùi, dầy dính. Sau đó, các vi trùng vào sống ký sinh tại đường ruột làm thay đổi hình thái của phân cũng như thói quen đi cầu của trẻ.

Trong 3 tháng tuổi đầu tiên, nếu trẻ bú mẹ, trung bình trẻ có thể đi phân 3 lần mỗi ngày, phân sẽ có màu vàng nhẹ, sệt. Nếu trẻ dùng sữa công thức, số lần đi phân trung bình sẽ ít hơn, phân đặc hơn, chắc và có màu vàng đậm.

Đến 2 tuổi, trẻ đi phân trung bình 1-2 lần mỗi ngày. Đến thời điểm 4 tuổi, trẻ hầu như có thói quen đi cầu giống như người trưởng thành là một lần mỗi ngày. Thói quen đi cầu của trẻ sẽ càng ngày càng lệ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của bé.

Do phân thay đổi nhiều theo độ tuổi, việc xác định táo bón cần thông qua các dấu chứng gián tiếp như việc trẻ phải dùng sức rặn khi đi phân, trẻ có cảm giác khó chịu – bít tắt khi muốn đi phân, trẻ cảm thấy không thoải mái với việc đi phân.

  • Đại cương
  • Táo bón ở trẻ em là gì
  • Đặc điểm đi phân theo tuổi
  • Phân biệt táo bón cơ năng – thực thể
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán
  • Tiếp cận chẩn đoán táo bón trẻ em
  • Chẩn đoán nguyên nhân
  • Điều trị
  • Hướng dẫn gia đình
  • Kết luận
  • Câu hỏi lượng giá
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn bài
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Ù tai khách quan

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phổi xơ hóa do tuổi tác

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xuất huyết dưới da

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Mắc ngược điện cực chi (ECG Ví dụ 2)
    Các câu hỏi thường gặp về YHGĐ
    C.2. Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng người lớn
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space