Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hướng dẫn gia đình

(Tham khảo chính: ICPC )

Táo bón là triệu chứng thường gặp, đa phần là nguy nhân cơ năng, việc điều trị chủ yếu ở khía cạnh tư vấn hướng dẫn gia đình – phụ huynh. Ngoài ra, trẻ thường không quá lo lắng về tình trạng táo bón bằng chính bản thân các phụ huynh. Do vậy khi tư vấn điều trị cần có sự hiện diện của phụ huynh – người chăm sóc của trẻ. Nhân viên y tế cần cung cấp các thông tin ngắn gọn về cách nhận biết các dấu chứng gợi ý bệnh thực thể dưới dạng tài liệu in (tờ thông tin) để có thể lưu lại tham khảo về sau. Các hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cần linh hoạt, không cứng nhắc theo công thức cụ thể. Một số lời khuyên như sau:

  • Đối với trẻ ăn dặm 4-6 tháng tuổi, có thể bổ sung thêm phần ăn với trái cây theo sở thích của trẻ.
  • Không cần uống nhiều nước nếu trẻ không có nhu cầu. Tình trạng táo bón không liên quan đến việc uống nước của trẻ (thay đổi quan niệm sai)
  • Chế độ ăn uống cần cân bằng chất tinh và chất xơ. Chính chất xơ là thành phần chính để tạo phân, chống táo bón. Các chất xơ có thể tìm thấy trong rau cải, trái cây, hạt ngũ cốc.
  • Trẻ ăn uống kém sẽ không có chất để tạo phân, sẽ khó đi cầu. Do vậy cần khuyến khích trẻ ăn uống theo sở thích và đầy đủ chất, khuyến khích chia thành nhiều bữa ăn nhẹ và thay đổi mùi vị để kích thích trẻ.
  • Không ép trẻ đi cầu khi không có cảm giác mắc cầu. Việc vận sức rặn chỉ làm cho tình trạng táo bón nặng thêm và có thể gây nứt hậu môn, gây đau khi đi cầu.
  • Tập thói quen ngồi nhà vệ sinh tại một thời điểm trong ngày. Điều này rất quan trọng đối với độ tuổi trẻ tập đi học vì trẻ có thể chủ động vấn đề vệ sinh tại nhà.
  • Thuốc nhuận trường đặt hậu môn cần được sử dụng với chỉ định hợp lý. Việc lạm dụng thuốc sẽ làm mất cảm giác mắc cầu và làm nặng thêm tình trạng táo bón.
  • Cần đến khám nhân viên y tế ngay khi có những dấu hiệu báo động như có máu trong phân, đi cầu đau, đau bụng liên tục, bụng chướng hơi, trẻ biếng ăn, sụt cân…

  • Đại cương
  • Táo bón ở trẻ em là gì
  • Đặc điểm đi phân theo tuổi
  • Phân biệt táo bón cơ năng – thực thể
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán
  • Tiếp cận chẩn đoán táo bón trẻ em
  • Chẩn đoán nguyên nhân
  • Điều trị
  • Hướng dẫn gia đình
  • Kết luận
  • Câu hỏi lượng giá
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn bài
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Lồng ghép chăm sóc giảm nhẹ vào hệ thóng chăm sóc sức khỏe

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    1. Ngón tay dùi trống

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám âm đạo phối hợp nắn bụng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    MÃN KINH
    DỤNG CỤ TỬ CUNG TRÁNH THAI (IUD)
    Tư vấn, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm HIV
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space