Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán nguyên nhân

(Tham khảo chính: ICPC )

Trong đa số các trường hợp, việc hỏi bệnh và khám lâm sàng đủ để phân biệt táo bón do thứ phát (có nguyên nhân thực thể) hay táo bón chức năng.

Tùy giả thuyết lâm sàng mà có thể chỉ định xét nghiệm tầm soát nguyên nhân (hình 1).

Táo bón thứ phát (= táo bón thực thể)

Bệnh toàn thể

Bao gồm các bệnh sau đây:

  • Suy giáp
  • Đái tháo nhạt
  • Dị ứng đạm sữa bò
  • Tăng calci máu
  • Tăng kali máu
  • Bệnh thần kinh, suy giảm tâm thần, liệt thần kinh, thoát vị tủy, màng não tủy…
  • Biếng ăn do nguyên nhân tâm thần
  • Ngộ độc chì
  • Do dùng thuốc: điều trị thiếu sắt, giảm đau từ dẫn xuất morphin, dẫn xuất của atropine, vincristine, chống co giật, an thần, codein, chống co thắt.
  •  

Bất thường cơ thể học

Bao gồm các bất thường sau đây:

  • Dị dạng hậu môn-trực tràng đã mổ
  • Hẹp hậu môn bẩm sinh hay mắc phải

Bất thường chức năng tống xuất của ruột

Bệnh Hirschsprung hay phình đại tràng bẩm sinh do thiếu hoặc không có tế bào hạch vùng đám rối Meissner và Auerbach, gây mất khả năng tống xuất phân của đại tràng xa. Bất thường bắt đầu từ hậu môn, lan dần lên trực tràng và đại tràng sigma, hoặc có khi toàn bộ đại tràng bị tổn thương hoặc nặng hơn là cả ống tiêu hóa.

Tần suất xảy ra là 1/5000 trẻ, và người ta ghi nhận một số trường hợp mang tính chất gia đình. Chẩn đoán dựa vào:

Lâm sàng:

  • Táo bón từ lúc mới sinh, chậm có phân su
  • Bệnh cảnh bán tắc hoặc tắc ruột với bụng căng hơi, ói, xen kẽ với đợt tiêu chảy mùi hôi thối.
  • Thường kèm chậm tăng cân
  • Nguy cơ là viêm ruột nặng, mất nước và tình trạng nhiễm trùng nặng
  • Thăm hậu môn: trực tràng rổng và đôi khi có tống xuất phân và hơi thật mạnh sau khi thăm khám.
  • Bệnh phát hiện muộn hơn ở trẻ lớn nếu là dạng cực ngắn. Trong trường hợp này bệnh biểu hiện bằng triệu chứng táo bón kinh niên, với ứ đọng phân tại vùng vô hạch.

Cận lâm sàng:

  • Chụp đại tràng có cản quang ghi nhận sự khác biệt đường kính giữa đoạn ruột lành và bệnh.
  • Đo áp lực trực tràng: mất phản xạ ức chế trực tràng-hậu môn, cơ vòng trong không dãn lúc trực tràng căng.
  • Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết trực tràng tại nhiều vị trí: có đoạn vô hạch và tăng sinh sợi cholinergic khi nhuộm với acetylcholinesterase.
  • Điều trị nhằm cắt bỏ đoạn vô hạch để đảm bảo sự liên tục của đoạn lành và gìn giữ chức năng cơ vòng hậu môn.
  • Thông thường, trước phẫu thuật, cần bơm rửa ruột hàng ngày để làm sạch ruột và kéo dài thời gian để trẻ lớn hơn cũng như cãi thiện tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật.
  • Trong trường hợp thất bại với các biện pháp trên, nếu xuất hiện tình trạng viêm ruột, cần chỉ định mở ruột ra da tạm thời.

Giả tắc nghẽn ruột mạn

Bệnh rất hiếm, nguyên nhân do bất thường thần kinh và cơ của ống tiêu hóa. Độ nặng rất thay đổi, dạng nặng biểu hiện bởi tắc ruột. Dạng nhẹ biểu hiện bởi táo bón nặng với bán tắc ruột và ứ đọng vi trùng. Chẩn đoán dựa vào động học của hệ tiêu hóa và sinh thiết. Điều trị nội-ngoại khoa, tiên lượng dè dặt.

Táo bón chức năng

Chẩn đoán

Chẩn đoán táo bón chức năng khi loại trừ tất cả các nguyên nhân thực thể đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa. Dạng này chiếm hơn 95% các trường hợp táo bón.

Khám lâm sàng không ghi nhận bụng căng hơi, không ảnh hưởng đến phát triển thể chất.

Có thể sờ được cục phân lúc khám bụng và/hoặc ghi nhận sự hiện diện của nhiều phân trong bóng trực tràng khi thăm trực tràng.

Những trường hợp trên đây có thể do:

  • Táo bón không rõ nguyên nhân (hội chứng ruột bị kích thích)
  • Táo bón do chế độ ăn không phù hợp (quá nhiều sữa bò…)
  • Táo bón do sữa mẹ
  • Táo bón do thuốc anticholinergic, thuốc giảm co thắt hay do các chất làm đặc sữa.
  •  
  • Các yếu tố liên quan đến táo bón chức năng bao gồm:
  • Trẻ từ chối đi tiêu:
    • Do đau: dò hậu môn, kích thích quanh hậu môn, trĩ
    • Cố ý: thay đổi môi trường sống như chuyển trường, đi du lịch
  • Đi tiêu không đúng cách
  • Mất cân bằng cảm xúc
  • Chậm phát triển trí tuệ
  • Trẻ không được tập thói quen đi tiêu đúng cách
  • Chế độ ăn không hợp lý: thiếu nước, trái cây, rau củ, chất xơ…
  • Tiền sử gia đình bị táo bón

Táo bón do sữa mẹ: Là một dạng đặc biệt, riêng rẻ

2.2.2.1. Chẩn đoán

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn
  • Táo bón nguyên phát, chức năng, nặng dần
  • Rất ít phân, khô hay mềm
  • Phát triển thể chất bình thường
  • Không biến chứng
  • Thăm trực tràng: không có hiện tượng tống xuất phân và hơi sau khi khám
  • Không rõ nguyên nhân

2.2.2.2. Cận lâm sàng

Không cần làm xét nghiệm nếu bệnh cảnh rõ ràng.

Nếu nghi ngờ bệnh Hirschsprung: cần chỉ định đo áp lực trực tràng.

2.2.2.3. Điều trị

  • Cho trẻ uống thêm nước
  • Cho trẻ ăn dậm sớm hơn (trên 3 tháng)
  • Giảm loại sữa có nhiều lactose
  • Có thể dùng polyethylene-glycol

 

Hình 1: Chẩn đoán nguyên nhân táo bón ở trẻ em (Chouraqui J.P. Constipation de l'enfant.  Pédiatrie pour le praticien, 6ème édition. Elsevier Masson, 2011, Paris, pp. 374 - 77)

  • Đại cương
  • Táo bón ở trẻ em là gì
  • Đặc điểm đi phân theo tuổi
  • Phân biệt táo bón cơ năng – thực thể
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán
  • Tiếp cận chẩn đoán táo bón trẻ em
  • Chẩn đoán nguyên nhân
  • Điều trị
  • Hướng dẫn gia đình
  • Kết luận
  • Câu hỏi lượng giá
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn bài
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hướng dẫn dự phòng lây truyền hiv, hbv và giang mai từ mẹ sang con

    2834/BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    cập nhật thông tin cá nhân

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block nhĩ thất độ I (ECG Ví dụ 1)
    Rung nhĩ trong Wolff-Parkinson-White
    Công cụ riêng của chương trình
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space