1. ĐỊNH NGHĨA:
Là tổn thương các dây chằng giữ vững khớp gối (dây chằng chéo trước, chéo sau, dây chằng
bên), thông thường có kèm theo tổn thương bao khớp, đôi khi có tổn thương cả sụn chêm và
các cơ giữ vững quanh gối.
2. CHẨN ĐOÁN:
a. Lâm sàng
Các dấu hiệu Lachman, ngăn kéo trước, bán trật xoay, ngăn kéo sau, dấu hiệu lõm ra sau, dấu
hiện bán trật xoay ngoài, dạng gối (valgus), khép gối (varus).
b. Cận lâm sàng
- Xquang khớp gối thẳng-nghiêng, khớp gối động (ngăn kéo trước-sau; dạng- khép)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Các cận lâm sàng khác: Doppler mạch máu, MSCT, DSA, …. Sử dụng khi nghỉ ngơi có
tổn thương mạch máu kèm theo.
- Nội soi: là bước cuối cùng xác định chẩn đoán và xử trí thương tổn.
c. Phân độ
Tổn thương độ 1: chỉ rách một số tối thiểu các thở sợ dây chằng, xem như giãn dây chằng.
Tổn thương giải phẫu không đáng kể.
Tổn thương độ 2: rách nhiều thớ sợi của dây chằng hơn, xem như rách dây chằng. Đối với tổn
thương độ 1 và độ 2 các dây chằng còn giữ sự liên tục và chưa gây tình trạng chênh vênh
khớp.
Tổn thương độ 3: dây chằng bị đứt hoàn toàn , mất sự liên tục gây chênh vênh khớp (nhẹ
<5mm; trung bình: 5-10mm; nặng>10mm).
3. LƯỢC ĐỒ ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ:
Chẩn đoán
Bệnh sử
Khám lâm sàng
Hình ảnh học
Tổn thương dây chằng nào của gối?
Sơ cứu ban đầu RICE *
4 điều không nên làm HARM ⃰ ⃰
Độ 1
Bất động 3-5 ngày
Kháng viêm, giảm
đau
Tập phục hồi
Độ 2 Độ 3
Đánh giá thường xuyên
Bất động 2-3 tuần
Kháng viêm, giảm
đau, chống phù nề
Vật lý trị liệu
Phục hồi chức năng
Tiếp tục điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn
Bất động 6-8 tuần
Kháng viêm, giảm
đau, chống phù nề
Vật lý trị liệu
Phục hồi chức năng
Điều trị phẫu
thuật
Chuyển viện
Diễn tiến
tốt
Diễn tiến không
tốt
Phục hồi chức
năng sau mổ
RICE:
- Rest: nghỉ ngơi ngay sau chấn thương, càng sớm càng tốt để tránh chảy máu, giảm phù
nề. Hạn chế vận động, di chuyển. Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.
- Ice: chườm mát giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Chườm
mát mỗi lần 2-5 phút, cách nhau 2-3 giờ.
- Compression: băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề. Tốt nhất dùng băng thun,
băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn.
- Elevation: kê cao chi (cao hơn mức tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng,
giảm phù nền, giảm chảy máu. Với chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, với chi trên, treo
tay bằng đai treo tay.
Kháng viêm, giảm đau:
- Thuốc chống viêm không steroid:
+ Diclofenac (Voltaren...) 50mg x 2 viên/ngày
+ Piroxicam (Felden, Brexin...) 20mg x 1 viên/ngày
+ Meloxicam (Mobic.) 7,5mg x 1-2 viên/ngày
+ Celecoxib (Celebrex) 200mg x 1-2 viên/ngày
- Thuốc chống viêm steroid:
+ Medrol 4 -32 mg /ngày
- Thuốc phối hợp Acetaminophen và NSAIDs hoặc Opioid:
+ Paracetamol 325mg + Ibuprofen 200mg (Alaxan) x 2-3 viên/ngày
+ Paracetamol 325mg + Tramadol 37.5mg (Ultracet) x 1- 2 viên/ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh (2018). Phác đồ điều
trị của bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2016), Phác đồ điều trị khoa chấn thương chỉnh
hình.
3. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa Chấn
thương chỉnh hình.
4. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Cơ xương khớp.
5. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Bải giảng bệnh học chấn thương
chỉnh hình và phục hồi chức năng, tài liệu giảng dạy bộ môn chấn thương chỉnh
hình và phục hồi chức năng
|