Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị một số nguyên nhân thường gặp

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Mục tiêu hướng đển của điều trị là: giảm triệu chứng, loại trừ nhiễm trùng, giảm viêm, phục hồi dẫn lưu và chức năng xoang, ngăn ngừa biến chứng và tái phát.
-    Viêm mũi xoang cấp do virus:
o    Điều trị triệu chứng: Giảm đau (paracetamol), rửa mũi nước muối sinh lý, thuốc co mạch tại chỗ ngắn ngày (< 5-7 ngày), nghỉ ngơi, bù đủ dịch.
o    Kháng sinh: KHÔNG có chỉ định.
-    Viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn:
o    Điều trị triệu chứng như trên.
o    Kháng sinh: Cân nhắc khi triệu chứng nặng (sốt cao, đau dữ dội) HOẶC kéo dài > 10 ngày HOẶC nặng lên sau 5-7 ngày ("bội nhiễm").
o    Lựa chọn đầu tay: Amoxicillin hoặc Amoxicillin-clavulanate.
o    Thời gian: 7-10 ngày.
o    Corticosteroid xịt mũi: Có thể dùng phối hợp để giảm viêm.
o    Theo dõi đáp ứng sau 48-72h, nếu không cải thiện cần đánh giá lại, đổi kháng sinh hoặc xem xét biến chứng.
-    Viêm mũi xoang mạn tính (viêm mũi xoang mạn - không polyp và có polyp):
o    Nền tảng:
    Rửa mũi nước muối ưu trương hoặc đẳng trương, thể tích lớn.
    Corticosteroid xịt mũi (INS): Dùng kéo dài, là thuốc chính kiểm soát viêm. Có thể dùng dạng nhỏ (drops) cho trường hợp polyp nặng hoặc sau mổ.
o    Điều trị bổ sung (tùy mức độ và loại viêm mũi xoang mạn):
    Corticosteroid uống ngắn ngày: Cho đợt cấp nặng hoặc polyp lớn gây nghẹt nhiều.
    Kháng sinh: Đợt cấp bội nhiễm: Dùng như viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn. Liệu trình dài ngày (3-12 tuần), liều thấp (thường Macrolide): Cân nhắc cho CRSsNP dai dẳng, có tác dụng kháng viêm.
    Thuốc kháng histamine: Chỉ hiệu quả nếu có viêm mũi dị ứng đi kèm.
    Thuốc kháng Leukotriene: Có thể hữu ích ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn kèm hen/dị ứng.
    Điều trị bệnh đi kèm: Kiểm soát hen, dị ứng.
    Thuốc sinh học (kháng thể đơn dòng kháng IgE, IL-4/5/13): Cho CRSwNP nặng, tái phát sau phẫu thuật, không đáp ứng điều trị khác.
o    Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (FESS - Functional Endoscopic Sinus Surgery):
    Chỉ định: viêm mũi xoang mạn (có hoặc không polyp) không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu (ít nhất 3 tháng), u nấm, polyp cửa mũi sau, một số biến chứng viêm xoang, sinh thiết u.
    Mục tiêu: Lấy bỏ mô bệnh (polyp, niêm mạc viêm), mở rộng lỗ thông xoang tự nhiên, phục hồi sự dẫn lưu và thông khí cho xoang, bảo tồn tối đa niêm mạc lành.
    Biến chứng: Hiếm gặp. Nhẹ (<2%): dính, chảy máu, bầm quanh mắt, chảy nước mắt. Nặng (<0.5%): tổn thương mắt (nhìn đôi, giảm thị lực), tổn thương nền sọ (rò dịch não tủy, viêm màng não), tổn thương mạch máu lớn.
-    Viêm xoang do nấm:
o    U nấm: Phẫu thuật lấy bỏ khối nấm qua nội soi.
o    AFRS: Phẫu thuật lấy sạch chất nhầy đặc, nấm + điều trị nội khoa tích cực (rửa mũi, steroid tại chỗ/toàn thân, có thể kháng nấm hoặc liệu pháp miễn dịch).
o    Xâm lấn: Phẫu thuật khẩn cấp lấy bỏ mô hoại tử + kháng nấm toàn thân liều cao, kéo dài.

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Giải phẫu, Sinh lý và Cơ chế bệnh sinh
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Cận lâm sàng
  • Biến chứng và Dấu hiệu cảnh báo
  • Điều trị một số nguyên nhân thường gặp
  • Các khối u vùng mũi xoang
  • Bảng tóm tắt đặc điểm lâm sàng
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phản ứng khác

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hệ quản trị đào tạo trực tuyến

    Q-codes.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    NÁM DA (MELASMA, CHLOASMA)
    Bạn có biết rằng có một hệ điều hành mạnh mẽ, miễn phí và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới không?
    Tiếp cận chẩn đoán
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space