2.2.1. Giải phẫu và Sinh lý học cơ bản
- Xoang cạnh mũi: Là các hốc chứa khí trong xương mặt, thông với hốc mũi qua các lỗ thông (ostia) đổ vào các khe ở thành ngoài hốc mũi.
o Phát triển: Xoang sàng có từ lúc sinh, xoang hàm phát triển khi mọc răng vĩnh viễn, xoang trán từ 8 tuổi, xoang bướm từ 3 tuổi. Tất cả phát triển đến 18-20 tuổi. Khoảng 5% người không có xoang trán (biến thể bình thường).
o Dẫn lưu:
Khe mũi giữa: Xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước đổ vào đây.
Khe mũi trên / Ngách sàng-bướm: Xoang sàng sau, xoang bướm đổ vào đây.
Khe mũi dưới: Ống lệ mũi đổ vào đây.
o Chức năng của xoang giúp làm nhẹ khối xương mặt, cộng hưởng giọng nói, làm ấm/ẩm không khí, bảo vệ não bộ khi chấn thương.
- Phức hợp lỗ thông khe (Osteomeatal Complex - OMC): Vùng giải phẫu quan trọng ở khe mũi giữa, nơi các xoang hàm, trán, sàng trước dẫn lưu vào. Tắc nghẽn OMC (do phù nề niêm mạc) là yếu tố then chốt gây ứ đọng dịch nhầy và viêm xoang.
- Cơ chế thanh thải nhầy lông chuyển (Mucociliary Clearance):
o Niêm mạc hô hấp (trụ giả tầng có lông chuyển) lót trong mũi xoang tiết ra lớp nhầy gồm 2 lớp: lớp sol (loãng, sát lông chuyển) và lớp gel (đặc, bên trên).
o Lông chuyển đồng bộ trong lớp sol, đẩy lớp gel chứa bụi bẩn, vi khuẩn theo một chiều xác định (di truyền) ra khỏi xoang và về phía vòm họng.
o Kho cơ chế lông chuyển này bị tổn thương trong: bệnh xơ nang (chất nhầy quá đặc), rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát (PCD - vd: hội chứng Kartagener, Young), nhiễm trùng cấp, dị ứng, một số thuốc, sau phẫu thuật. Sự suy giảm chức năng này dẫn đến ứ đọng dịch và tăng nguy cơ viêm xoang.
2.2.2. Định nghĩa và Phân loại Viêm mũi xoang (Rhinosinusitis - RS)
- Định nghĩa: Viêm đồng thời niêm mạc mũi (rhinitis) và các xoang cạnh mũi (sinusitis). Chẩn đoán khi có ≥ 2 triệu chứng, trong đó phải có :
o nghẹt mũi hoặc chảy mũi (trước/sau),
o +/- đau/nặng mặt,
o +/- giảm/mất ngửi.
- Phân loại (dựa trên thời gian):
o Viêm mũi xoang cấp tính (ARS): Triệu chứng < 12 tuần (một số tài liệu dùng mốc < 4 tuần), khỏi hoàn toàn sau đó.
o Viêm mũi xoang mạn tính (CRS): Triệu chứng ≥ 12 tuần.
o Viêm mũi xoang cấp tái phát: ≥ 4 đợt viêm mũi xoang cấp /năm, khỏi hoàn toàn giữa các đợt.
2.2.3. Nguyên nhân
- Nhiễm trùng:
o Virus: Phổ biến nhất trong viêm mũi xoang cấp (cảm lạnh thông thường). Tác nhân: Rhinovirus, Coronavirus,... Gây phù nề niêm mạc, tắc OMC, rối loạn chức năng lông chuyển, tạo điều kiện bội nhiễm.
o Vi khuẩn: Thường là bội nhiễm sau viêm mũi xoang cấp do virus hoặc trong viêm mũi xoang mạn. Tác nhân viêm mũi xoang cấp thường gặp: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Vi khuẩn kỵ khí ít gặp hơn nhưng có thể gây biến chứng nặng. Yếu tố nguy cơ: nhiễm virus, dị ứng, hút thuốc, thuốc/chất ức chế lông chuyển.
o Nấm:
Không xâm lấn: Viêm mũi xoang dị ứng do nấm (AFRS - thường kèm polyp), U nấm (Fungus ball/Mycetoma - thường ở xoang hàm một bên, gây mùi hôi).
Xâm lấn: Mạn tính xâm lấn, U hạt do nấm, Cấp tính tối cấp (Fulminant) - thường ở người suy giảm miễn dịch (tiểu đường, HIV, hóa trị), tiên lượng nặng, cần điều trị tích cực.
- Dị ứng:
o Viêm mũi dị ứng (quanh năm - mạt nhà, lông thú; theo mùa - phấn hoa, nấm mốc; nghề nghiệp - bụi gỗ, bột...).
o Cơ chế: Phản ứng quá mẫn type 1 (IgE trung gian), tế bào mast giải phóng histamine và các hóa chất trung gian gây phù nề, tăng tiết dịch, ngứa, hắt hơi. Phù nề do dị ứng làm tắc OMC.
- Các dạng viêm mũi/viêm mũi xoang khác:
o NARES (Viêm mũi không dị ứng kèm tăng bạch cầu ái toan): Triệu chứng quanh năm, tăng eosinophil trong dịch mũi nhưng test dị ứng âm tính.
o Viêm mũi vận mạch: Mất cân bằng thần kinh tự chủ (cường phó giao cảm), gây chảy nước mũi trong nhiều.
o Viêm mũi do nội tiết: Mang thai, chu kỳ kinh nguyệt (liên quan estrogen).
o Viêm mũi do thuốc: Thuốc chẹn beta, ức chế men chuyển, aspirin, lạm dụng thuốc co mạch tại chỗ (Rhinitis Medicamentosa - gây sung huyết dội ngược).
o Viêm mũi xoang tạo hạt: Bệnh Sarcoidosis, U hạt Wegener (GPA) - gây tạo vảy cứng, nhiễm trùng thứ phát.
- Bất thường cấu trúc: Lệch vách ngăn, bóng khí cuốn giữa (concha bullosa), quá phát mỏm móc... có thể góp phần gây tắc nghẽn.
- Rối loạn chức năng lông chuyển: Bệnh xơ nang (CF), PCD (Hội chứng Kartagener - đảo ngược phủ tạng, viêm xoang, giãn phế quản; Hội chứng Young - vô sinh nam, nhiễm trùng hô hấp mạn).
|